Quy định về bảo vê người thứ ba ngay tình đối với các giao dịch là bất động sản hoặc động sản phải đăng ký khi Bộ luật dân sự 2015 có hiệu lực pháp luật có sự khác biệt rõ ràng so với quy định cũ tại Bộ luật dân sự 2005. Cụ thể, quy định về bảo vệ người thứ ba ngay tình đối với các tài sản buộc phải đăng ký theo Bộ luật dân sự 2005 thì giao dịch với người thứ ba ngay tình không bị vô hiệu khi người thứ ba này nhận được tài sản thông qua bán đấu giá hoặc người thứ ba này giao dịch với người có quyền sở hữu tài sản theo Bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà sau đó người này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa.
Bộ luật dân sự 2015 quy định về bảo vệ người thứ ba ngay tình đối với tài sản buộc phải đăng ký khi giao dịch dân sự vô hiệu khác hơn so với Bộ luật dân sự 2005. Cụ thể nếu tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà người thứ ba căn cứ vào việc đăng ký đó để xác lập giao dịch thì giao dịch này không bị vô hiệu. Nếu tài sản chưa được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì hợp đồng không bị vô hiệu nếu người thứ ba này nhận được tài sản thông qua bán đấu giá hoặc người thứ ba này giao dịch với người có quyền sở hữu tài sản theo Bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà sau đó người này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa. Đồng thời, chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ người thứ ba ngay tình.
Một ví dụ dễ hiểu, nếu đã có Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản đứng tên bên bán thì bên mua hiện tại có thể yên tâm vì tài sản sau khi mua bán sẽ thuộc sở hữu của mình. Mặt khác, nếu là trước đây theo BLDS 2005 thì vẫn có khả năng người thứ ba bị buộc hoàn trả lại tài sản nếu giao dịch vô hiệu. Đương nhiên người thứ ba lúc này sẽ được nhận lại giá trị của tài sản tương đương với giá trị thị trường từ người bán, tuy nhiên thiệt hại vẫn thuộc về người thứ ba khi (1) Việc định giá thị trường chưa chắc đã sát với giá thực tế có thể chuyển nhượng và (2) Rủi ro bên bán không có khả năng thi hành án.
Chúng tôi nhận thấy rằng việc quy định mới trong Bộ luật dân sự 2015 là một quy định tiến bộ, hợp tình, hợp lý. Bởi lẽ khi tham gia giao dịch thì bên thứ ba ngay tình không thể nào biết được các giao dịch trước đó của bên bán/bên chuyển nhượng như thế nào? Càng không thể biết được các giao dịch đó có vô hiệu hay không nên không thể buộc họ chịu trách nhiệm đối với các hậu quả pháp lý phát sinh vượt ngoài tầm kiểm soát và cũng không thuộc phần lỗi của họ.
Thực tế áp dụng pháp luật cũng có nhiều cách hiểu khác nhau đối với quy định nêu trên. Ami Law Firm tuyển tập các Bản án liên quan để mọi người cùng tham khảo, áp dụng.
A. BẢO VỆ NGƯỜI THỨ BA NGAY TÌNH THEO QUY ĐỊNH TẠI BỘ LUẬT DÂN SỰ 2005
Văn bản phân chia di sản thừa kế vô hiệu nên Hợp đồng thế chấp cũng vô hiệu
B. BẢO VỆ NGƯỜI THỨ BA NGAY TÌNH THEO BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015
Hợp đồng thế chấp chưa đăng ký nên vô hiệu
Luật sư Phạm Ngọc Hải tổng hợp
Công ty luật Ami
Số điện thoại: 0941 767 076
Email: amilawfirmdn@gmail.com
Website: amilawfirm.com