Trong vụ việc ly hôn thường giải quyết về 03 vấn đề chính là quan hệ hôn nhân, con chung, tài sản chung và nợ chung. Sau khi ly hôn, con chung được giao cho vợ hoặc chồng nuôi theo Bản án/Quyết định của Tòa án. Lúc này, nếu cha hoặc mẹ muốn dành quyền nuôi con thì hoàn toàn có quyền yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con.
Tòa án lúc này sẽ xem xét trên nhiều yếu tố khác nhau căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con để tuyên cho cha hoặc mẹ được quyền trực tiếp nuôi con, có thể liệt kê như sau:
- Về con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con;
- Nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con;
- Khả năng tài chính, điều kiện vật chất, môi trường sống của cha, mẹ để đảm bảo cho con cuộc sống tốt nhất;
- Về đạo đức của cha, mẹ, có thuộc trường hợp bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên hay không? Đánh giá bằng các nội dung như sau:
- Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;
- Phá tán tài sản của con;
- Có lối sống đồi trụy;
- Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
- Về việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ khác của cha, mẹ. Ví dụ như cản trở quyền được thăm nom con, nghĩa vụ cấp dưỡng…
Ami Law Firm tổng hợp 20 bản án Tòa án tuyên tranh chấp thay đổi người trực tiếp nuôi con, mọi người cùng nghiên cứu, tham khảo.
A. CÁC TRƯỜNG HỢP TÒA ÁN CHẤP NHẬN YÊU CẦU THAY ĐỔI NGƯỜI TRỰC TIẾP NUÔI CON
Mẹ chết, Tòa án chấp nhận yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con của cha
Cha chết, Tòa án chấp nhận yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con của mẹ
Cha đang công tác, làm việc ngoài tỉnh. Tòa án chấp nhận yêu cầu của mẹ dành quyền nuôi cả 02 con
B. CÁC TRƯỜNG HỢP TÒA ÁN KHÔNG CHẤP NHẬN YÊU CẦU THAY ĐỔI NGƯỜI TRỰC TIẾP NUÔI CON
Cha yêu cầu nuôi cả 02 con trong khi không đủ điều kiện về vật chất nên Tòa án không chấp nhận
Luật sư Phạm Ngọc Hải (tổng hợp)
Số điện thoại: 0941 767 076
Email: amilawfirmdn@gmail.com
Website: amilawfirm.com