Trang chủ / Tài liệu / Phòng vệ chính đáng, hiểu thế nào cho đúng qua 23 Bản án điển hình

Phòng vệ chính đáng, hiểu thế nào cho đúng qua 23 Bản án điển hình


Theo Điều 22 Bộ luật hình sự hiện hành thì phòng vệ chính đáng được hiểu là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc li ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

 

Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy him cho xã hội của hành vi xâm hại. Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại các tội danh như Cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.

 

Theo Chỉ thị số 07 ngày 22/12/1983 của Tòa án nhân dân tối cao thì hành vi xâm phạm tính mạng hoặc sức khỏe của người khác được coi là phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm, khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:

a) Hành vi xâm hại lợi ích của Nhà nước, của tập thể hoặc lợi ích chính đáng của công dân phải có tính nguy hiểm cho xã hội với mức độ đáng kể, mặc dù không nhất thiết phải là một hành vi phạm tội.

b) Hành vi nguy hiểm cho xã hội được coi là đã bắt đầu, nếu nó đang gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến tính mạng hoặc sức khỏe của người xâm hại không được coi là phòng vệ chính đáng.

c) Hành vi phòng vệ chính đáng được thực hiện không chỉ nhằm gạt bỏ sự đe dọa, đẩy lùi sự tấn công, mà có thể bằng cách tích cực, chống lại sự xâm hại, gây thiệt hại cho chính người xâm hại và do đó chỉ có thể là cố ý.

d) Hành vi phòng vệ phải tương xứng với hành vi xâm hại, tức là không có sự chênh lệch quá đáng giữa hành vi phòng vệ với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi xâm hại.

 

Tuy nhiên, Chỉ thị nêu trên đã được ban hành khá lâu và có một số nội dung chưa thực sự phù hợp với thực tiễn xét xử hiên nay. Ami Law Firm xin gửi đến quý khách hàng, những người học luật những Bản án có liên quan để tham khảo áp dụng.


I. Các trường hợp được xem xét là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

 

Bị cáo bị 2 người tông ngã xe, dùng dao tấn công – chống trả bằng dao nhưng quá mức cần thiết

Bị cáo bị tấn công trước nhưng sau quá trình giằng co đã đâm chết đối phương

Cố ý gây thương tích vì đối phương dùng súng đe dọa tính mạng của người thân

Bị vụt roi vào người – chống trả bằng việc ném gạch chảy máu đầu đối phương

Bị cáo bị 4 người đuổi đánh, bị chém vào bụng, vai và đáp trả đâm vào ngực đối phương. Chết người, bị truy cứu TNHS tội cố ý gây thương tích

Xô sát tập thể, bị đâm vào đầu, bị cáo đáp trả bằng việc đâm vào bụng – chết người

Bị cáo bị đuổi đánh, tấn công liên tiếp nên đã rút dao đâm chết đối phương

Bị 2 người tấn công, đâm, chém, bị cáo giật dao chém lại gây thương tích

Bị cáo bị 2 người đánh bằng mũ bảo hiểm, bị dồn về phía trong quán – bị cáo lấy dao trên bàn đâm vào bụng, ngực của 2 đối tượng trên

Bị chồng bóp cổ, vợ đánh chết chồng

Bị 3 người đuổi đánh (không có vũ khí nguy hiểm), đè lên người, bị cáo đâm trả gây thương tích

Bị đuổi chém, sau quá trình giằng co bị cáo đã nằm trên bị hại, cướp mã tấu chém nhiều nhát vào người bị hại


II. Các trường hợp không được xét là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

 

Chỉ vì vợ bị ném đá trúng đầu, bị cáo chống trả bằng hành vi cố ý gây thương tích

Bị cáo đấm bị hại trước, dùng dao chém vào mặt bị hại, bị hại chống trả bằng tay thì bị đâm chết

Bị đe dọa bằng vợt điện, đáp trả bằng việc phóng lao chết người

Bị đấm vào mặt, bị cáo dùng dao đâm cả người đánh lẫn người can ngăn

Bị hại chủ động tìm đánh, khi bị cáo ngã thì bị hại vứt dao và chỉ dùng tay chân để đánh – bị cáo đáp trả bằng việc đâm liên tiếp 6 nhát vào người bị hại

Thông báo rút kinh nghiệm của VKS để xác định thêm về tình tiết vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

Bị 4 người dùng gậy, xẻng đánh, bị cáo dùng dao chém trả gây thương tích

Phân biệt với cố ý gây thương tích trong trạng thái tinh thần kích động mạnh


III. Các trường hợp được coi là phòng vệ chính đáng

 

Bị đánh nhưng giật được điếu cày và đánh trả trúng cẳng tay – được coi là phòng vệ chính đáng

Bị nhóm người đánh bằng gậy, đánh trả bằng tay, chân

2 vợ chồng bị đâm, người chồng khống chế, ngồi lên người đối phương và đấm gây thương tích để ngăn chặn việc gây thương tích

 

Luật sư Phạm Ngọc Hải (tổng hợp)


Công ty luật Ami

Địa chỉ: Tầng 5 Tòa nhà Vĩnh Trung Plaza, 255 -257 Hùng Vương, phường Vĩnh Trung, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng.

Số điện thoại: 0941 767 076

Email: amilawfirmdn@gmail.com

Website: amilawfirm.com

Bài viết liên quan

Foxit PDF Editor Full Crack | Hướng Dẫn Tải Và Kích Hoạt Miễn Phí 2024 Hướng dẫn chi tiết Tải và Cài Đặt ProShow Producer 9 Full Crack dễ dàng & An Toàn [Bật mí]: làm web tại thủ đô Hà Nội ở đâu đáng tin tưởng nhất?