Trang chủ / Tài liệu / Tuyển tập 22 Bản án Tòa án tuyên sa thải trái pháp luật & sa thải đúng pháp luật

Tuyển tập 22 Bản án Tòa án tuyên sa thải trái pháp luật & sa thải đúng pháp luật


Để áp dụng hình thức kỷ luật sa thải trong quan hệ lao động, các doanh nghiệp rất cần trang bị những kiến thức pháp luật chuyên ngành để xử lý đúng quy định pháp luật. Bởi lẽ, hậu quả pháp lý của việc sa thải trái quy định pháp luật, doanh nghiệp phải bồi thường cho người lao động theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 42 Bộ luật lao động 2012, Điều 33 Nghị định 05/2015/NĐ-CP, cụ thể các khoản bồi thường như sau:

  • Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
  • Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc, người sử dụng lao động còn phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định.
  • Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định và trợ cấp thôi việc, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.
  • Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì ngoài khoản bồi thường, hai bên thương lượng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

 

Do đó, doanh nghiệp cần lưu ý về việc áp dụng hình thức kỷ luật sa thải phải đảm bảo về nội dung và về trình tự thủ tục như sau:

 

Về nội dung:

Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong những trường hợp sau đây:

  • Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động;
  • Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm.
  • Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng.

Lưu ý:

  • Không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động.
  • Khi một người lao động đồng thời có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.
  • Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:
    • Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;
    • Đang bị tạm giữ, tạm giam;
    • Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 Điều 126 của Bộ luật này;
    • Lao động nữ có thai, nghỉ thai sản; người lao động nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.
  • Trường hợp kỷ luật sa thải đối với người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách thì phải thỏa thuận bằng văn bản với Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành cấp trên trực tiếp cơ sở.Trong trường hợp không thỏa thuận được, hai bên phải báo cáo với cơ quan quản lý nhà nước về lao động địa phương (Sở lao động và thương binh xã hội). Sau 30 ngày, kể từ ngày báo cáo, người sử dụng lao động mới có quyền quyết định và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
  • Không xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
  • Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động tối đa là 06 tháng, kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm; trường hợp hành vi vi phạm liên quan trực tiếp đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh của người sử dụng lao động thì thời hiệu xử lý kỷ luật lao động tối đa là 12 tháng.

 

Về trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật sa thải:

(Khoản 12 Điều 1 Nghị định 148/2018/NĐ-CP)

Ami Law Firm tổng hợp các Bản án Tòa án tuyên liên quan đến việc sa thải đúng pháp luật & sa thải trái pháp luật mọi người cùng tham khảo, áp dụng.


A. CÁC BẢN ÁN TÒA ÁN TUYÊN SA THẢI ĐÚNG PHÁP LUẬT

 

Nhân viên chiếm dụng tiền của công ty. Công ty sa thải đúng pháp luật

 

Thay đổi cơ cấu trong khi Ngân hàng đang bị kiểm soát đặc biệt. Ngân hàng đã bố trí việc mới cho nhân viên nhưng nhân viên không hợp tác nhận việc. Sa thải đúng pháp luật

 

Công ty thông báo họp xử lý kỷ luật ít hơn 05 ngày làm việc. Tuy nhiên người lao động vẫn đến tham dự mà không phản đối. Sa thải đúng pháp luật

 

Công ty không sa thải mà đuổi “khéo” bằng email, người lao động không tiếp tục đi làm. Tòa án bác yêu cầu bồi thường của người lao động

 

Công ty không sa thải mà đuổi “khéo” bằng email, người lao động không tiếp tục đi làm. Tòa án bác yêu cầu bồi thường của người lao động (2)

 

Thư đề xuất tuyển dụng quy định người lao động không được có thai trong vòng 01 năm

 

Tài xế đuổi khách xuống xe, vi phạm nội quy nên công ty sa thải đúng pháp luật

 

Nhân viên thanh tra sở Xây dựng vi phạm quy chế. Thanh tra sở sa thải đúng pháp luật

 

Công ty cho người lao động thử việc 02 lần, mỗi lần 30 ngày. Công ty thu hồi Quyết định sa thải, Tòa án bác yêu cầu của người lao động

 

Viên chức do chủ tịch UBND bổ nhiệm, hiệu trưởng buộc thôi việc là đúng hay sai? Sa thải trong thời gian viên chức đang nuôi con nuôi dưới 36 tuổi. Tòa án tuyên sa thải đúng pháp luật

 

Nghỉ ốm có xác nhận của Bệnh viện nhưng không làm đơn xin phép gửi Công ty. Công ty sa thải đúng pháp luật

 

Quyết định sa thải do trưởng phòng ký, không đóng dấu. Người lao động đến làm thì bảo vệ không cho vào nên nghỉ việc. Tòa án bác yêu cầu bồi thường của người lao động


B. CÁC BẢN ÁN TÒA ÁN TUYÊN SA THẢI TRÁI PHÁP LUẬT

 

Lý do sa thải đúng pháp luật nhưng sai trình tự, thủ tục. Công ty phải bồi thường

 

Sa thải lao động vì biểu tình bất hợp pháp là trái pháp luật, công ty phải bồi thường cho 07 lao động

 

Người lao động vắng mặt lần thứ 1 công ty vẫn tổ chức họp xử lý kỷ luật nên việc sa thải là trái pháp luật. Áp dụng mức bồi thường của công ty khi người lao động hiện đang là chủ sở hữu của công ty TNHH MTV khác.

 

Sa thải trong thời gian người lao động đang mang thai nên trái quy định pháp luật. Người sử dụng lao động phải bồi thường

 

Sa thải không đúng trình tự, thủ tục. Người lao động là cán bộ công đoàn. Công ty phải bồi thường

 

Sa thải do người lao động làm việc không đạt năng suất, tuy nhiên không quy định trong nội quy lao động. Công ty phải bồi thường

 

Công ty cho rằng người lao động làm mất dữ liệu trong máy tính nhưng không có căn cứ chứng minh. Sa thải trái quy định

 

Tàu bị sự cố, công ty cho rằng thuộc lỗi của máy trưởng nên ra quyết định sa thải. Tòa tuyên hủy quyết định sa thải

 

Đuổi “khéo” bằng lời nói và email, sau đó không cho người lao động đến công ty. Công ty sa thải với lý do NLĐ tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong tháng. Cấp sơ thẩm tuyên công ty sa thải đúng. Cấp phúc thẩm tuyên công ty sa thải trái pháp luật

 

 

 

Luật sư Phạm Ngọc Hải (tổng hợp)


Công ty luật Ami

Địa chỉ: Tầng 5 Tòa nhà Vĩnh Trung Plaza, 255 -257 Hùng Vương, phường Vĩnh Trung, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng.

Số điện thoại: 0941 767 076

Email: amilawfirmdn@gmail.com

Website: amilawfirm.com

Bài viết liên quan

Foxit PDF Editor Full Crack | Hướng Dẫn Tải Và Kích Hoạt Miễn Phí 2024 Hướng dẫn chi tiết Tải và Cài Đặt ProShow Producer 9 Full Crack dễ dàng & An Toàn [Bật mí]: làm web tại thủ đô Hà Nội ở đâu đáng tin tưởng nhất?