Trang chủ / Tin tức / Xyanua và lỗ hổng trong việc quản lý

Xyanua và lỗ hổng trong việc quản lý

Thực tế việc quản lý, sử dụng, mua bán xyanua và  các quy định pháp luật liên quan hiện nay.

  1. Thực tế việc sử dụng, mua bán, quản lý xyanua

Xyanua là một chất loại cực độc có thể giết người chỉ với 50 mg. Sở dĩ xyanua không bị cấm vì nó có có ứng dụng rộng rãi trong sản xuất. Các xyanua được ứng dụng trong công nghiệp mạ hay khai thác vàng… 80% lượng vàng khai thác trên thế giới vẫn đang được tách bằng xyanua. Thực tế đáng buồn là một số hầm vàng dùng xyanua để phân kim vàng, sau đó thải ra sông suối, nhưng nếu bị phát hiện cũng chỉ bị đuổi khỏi khu vực khai thác. Ngoài ra xyanua còn dùng trong chế tạo thuốc trừ sâu, diệt chuột, trong công nghiệp sơn…

Tuy nhiên thực tế hiện nay ác loại kali xyanua, natri xyanua, xyanua đồng… thậm chí được đóng bao 25 kg hoặc đóng thùng 50 kg, rao bán trên các chợ hóa chất online. Trên trang web của các công ty hóa chất, ngoài mua số lượng lớn, có cả đơn hàng cá nhân với số lượng 200 g – 500 g, mua về để làm thí nghiệm. Các chợ đầu mối về hóa chất vẫn lén lút bán xyanua.

Sản phẩm cực độc này còn lên hẳn các sàn thương mại điện tử nổi tiếng. “Xyanua giá tốt tháng 7-2024”, “Mua xyanua giá tốt, uy tín, chất lượng”… Chỉ cần ấn lệnh đặt hàng, đơn vị bán hàng đồng ý giao hàng trong vài ngày với giá vài trăm ngàn đồng.

Gần đây nhất là vụ việc Công ty TNHH Sản xuất và Thương Mại Sinh Lộc vi phạm quy định về xả thải trong đó phát hiện thông số nước xả thải có chứa chất xyanua vượt quy định hơn 21,296 lần. Tổng số tiền phạt mà công ty này phải chịu cho tất cả các loại chất thải là 330 triệu. Tuy nhiên việc xử phạt hành chính này dường như chưa thực sự đền bù được cho những tổn thất về môi trường và sức khỏe, tính mạng con người mà doanh nghiệp này đã gây ra.

lấy mẫu nước

  1. Một số quy định pháp luật liên quan đến xyanua

Chất xyanua được xem là một loại hóa chất độc tuy nhiên lại không phải là hóa chất cấm trong Danh mục hóa chất cấm tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Nghị định 113/2017/NĐ-CP.

Theo quy định tại Luật Hóa chất 2007, Điều 23 thì việc mua hóa chất độc hại như xyanua phải được kiểm soát bằng phiếu kiểm soát, trong đó thể hiện tên, CMND, mục đích sử dụng, số lượng, ngày mua bán… Các phiếu kiểm soát này phải được lưu giữ tại bên mua ít nhất 05 năm và phải xuất trình khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.

Viẹc sản xuất, kinh doanh xyanua phải được cấp Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp quy định tại Điều 15 Nghị định 11/2017/NĐ_CP sửa đổi bởi Khoản 7 Điều 1 Nghị định 82/2022/NĐ-CP  và đảm bảo các điều kiện như:

– Cơ sở vật chất – kỹ thuật phải đáp ứng yêu cầu trong kinh doanh hóa chất theo Điều 12 Luật Hóa chất 2007; đảm bảo yêu cầu về công nghệ, thiết bị, dụng cụ, bao bì; về bảo quản, vận chuyển hóa chất theo quy định Nghị định 113/2017/NĐ-CP.

– Chỉ được sản xuất, kinh doanh chất độc xyanua sau khi được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép và có trách nhiệm duy trì đủ điều kiện pháp luật quy định trong suốt quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Pháp luật Hình sự cũng có tội danh “Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc” Tại điều 311 và “Tội phạm vi phạm quy định về quản lý chất cháy, chất độc” Tại điều 312 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 để điều chỉnh về các hành vi liên quan đến sai phạm trong lĩnh vực hóa chất.

Tuy nhiên, những hình phạt hình sự này chỉ được áp dụng khi vi phạm đã xảy ra, còn việc ngăn chặn, quản lý việc mua bán một cách tràn lan như hiện này thì vẫn là một vấn nạn lớn đối với xã hội.

Do đó, việc nhận thức đúng mức độ, tính chất của các hành vi mua bán, sử dụng để sửa đổi, ban thành và thi hành các chính sách quản lý chặt chẽ, khoa học, nghiêm túc đối với các hóa chất độc hại này. Đồng thời, xử lý một cách thích đáng để trừng phạt, răn đe và giáo dục đối với những hành vi sai phạm các quy định liên quan đến loại hóa chất này.

 

Tham khảo:

Quản lý Xyanua – Bài viết của Quan Thế Dân đăng tại báo Vnexpress

Bài viết liên quan