Có phải website thương mại điện tử nào cũng phải tiến hành đăng ký với Bộ Công thương phải không? Việc không đăng ký website với Bộ Công thương sẽ bị xử phạt như thế nào?
Tình huống:
Chào Quý Công ty, sắp tới tôi muốn lập một website buôn bán bán mỹ phẩm trên website. Vậy cho tôi hỏi việc lập website này tôi có cần đăng ký với bộ Công thương hay không?
Trả lời:
Lời đầu tiên, Công ty Luật AMI xin được gửi đến bạn lời chào trân trọng. Đối với nội dung cần tư vấn của bạn, chúng tôi có trả lời như sau:
Theo Điều 5 Thông tư 47/2014/TT-BTC về quản lý website điện tử có quy định về trách nhiệm thực hiện thủ tục thông báo, đăng ký của thương nhân, tổ chức, cá nhân sở hữu website thương mại điện tử: “Thương nhân, tổ chức thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử phải đăng ký với Bộ Công Thương theo quy định tại Mục 2 Chương II Thông tư này”.
Tại khoản 2, Điều 1 Thông tư Số: 21/2018/TT-BCT sửa đổi Điều 13 Thông tư số 47/2014/TT-BCT có quy định đối tượng đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử như sau:
“Đối tượng đăng ký là thương nhân hoặc tổ chức có website thương mại điện tử trên đó cung cấp ít nhất một trong các dịch vụ sau:
- Dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử.
- Dịch vụ khuyến mại trực tuyến.
- Dịch vụ đấu giá trực tuyến.”
Căn cứ theo khoản 9 Điều 3 Nghị định Số: 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử có quy định: “Sàn giao dịch thương mại điện tử là website thương mại điện tử cho phép các thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu website có thể tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên đó.”
Như vậy, điều này đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh mua bán hàng hoá, dịch vụ trên website thương mại điện tử cần phải tiến hành việc đăng ký website với Bộ Công thương. Do đó, việc bạn có hoạt động buôn bán mỹ phẩm trên website thì bắt buộc bạn phải đăng ký website với Bộ Công thương.
Việc doanh nghiệp thiết lập website thương mại điện tử không tiến hành đăng ký với Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể bị xử phạt từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng. Căn cứ theo khoản 32 Điều 1 Nghị định Số: 124/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2013 của chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng:
“32. Sửa đổi Điều 81 như sau:
Điều 81. Hành vi vi phạm về thiết lập website thương mại điện tử hoặc ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động (gọi tắt là ứng dụng di động)
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử mà không đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định;”
Ngoài ra, doanh nghiệp sở hữu website thương mại điện tử không tiến hành đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền còn có thể bị áp dụng hình thức phạt bổ sung, bị đình chỉ hoạt động thương mại điện tử từ 06 tháng đến 12 tháng.
Do đó, bạn cần lưu ý những quy định như trên để đảm bảo doanh nghiệp của bạn hoạt động theo đúng quy định pháp luật.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn liên quan đến thắc mắc của bạn.
Nếu trường hợp thắc mắc cần
———————————
Địa chỉ: Tầng 5 Tòa nhà Vĩnh Trung Plaza, 255 – 257 Hùng Vương – Thanh Khê, TP Đà Nẵng, Việt Nam