Trang chủ / Đất đai / THỦ TỤC TẶNG CHO QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

THỦ TỤC TẶNG CHO QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

THỦ TỤC TẶNG CHO QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

 

1. Trường hợp nào không được tặng cho quyền sử dụng đất

Có 04 trường hợp không được tặng cho quyền sử dụng đất; được quy định tại Điều 191 Luật Đất đai 2013, cụ thể như sau:

– Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất.

– Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

– Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.

– Hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó.

Các trường hợp không thuộc 04 trường hợp nêu trên thì được chuyển quyền sử dụng đất theo dạng tặng cho.

 

2. Điều kiện tặng cho quyền sử dụng đất

Căn cứ theo khoản 1 Điều 188 Luật đất đai 2013, các điều kiện tặng cho quyền sử dụng đất bao gồm:

– Có Giấy chứng nhận trừ quy định tại khoản 3 Điều 186 và khoản 1 Điều 168 Luật đất đai 2013;

– Đất không có tranh chấp;

– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

– Trong thời hạn sử dụng đất.

 

3. Thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất

Bước 1: Công chứng hợp đồng tặng cho 

– Căn cứ điểm a khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013, việc tặng cho quyền sử dụng đất phải được lập thành Hợp đồng tặng cho được công chứng theo quy định pháp luật; Thành phần hồ sơ khi công chứng được quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật Công chứng 2014 bao gồm:

a) Phiếu yêu cầu công chứng

b) Dự thảo hợp đồng, giao dịch;

c) Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng;

d) Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó;

đ) Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có.

 

Bước 2. Sang tên GCNQSDĐ

– Theo khoản 4 Điều 95 Luật Đất đai 2013 khi tặng cho quyền sử dụng đất thì phải đăng ký biến động đất đai trong thời gian 30 ngày, kể từ ngày quyết định tặng cho.

– Hồ sơ cần chuẩn bị khi sang tên GCNQSDĐ: được quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 33/TT-BTNMT bao gồm:

a) Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất;

b) Hợp đồng tặng cho có công chứng;

Trường hợp người thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là người duy nhất thì phải có đơn đề nghị được đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của người thừa kế;

c) Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;

d) Văn bản của người sử dụng đất đồng ý cho chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được tặng cho

– Trình tự thủ tục sang tên GCNQSDĐ: được quy định tại Điều 79 Nghị định 43/2014/NĐ-CP

 

4. Thời hạn giải quyết (quy định tại điểm l khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP)

Thời hạn giải quyết việc tặng cho quyền sử dụng đất là không quá 10 ngày.

Bài viết liên quan

Foxit PDF Editor Full Crack | Hướng Dẫn Tải Và Kích Hoạt Miễn Phí 2024 Hướng dẫn chi tiết Tải và Cài Đặt ProShow Producer 9 Full Crack dễ dàng & An Toàn [Bật mí]: làm web tại thủ đô Hà Nội ở đâu đáng tin tưởng nhất?