Vừa qua, khi tham gia giao thông, xe máy của tôi có va chạm với xe máy của một người đi ngược chiều, người kia bị chấn thương nặng, phải đưa đi cấp cứu. Hiện tại xe máy của tôi và người đó đều đã bị tạm giữ tại Cơ quan Công an. Vậy cho tôi được hỏi quy định pháp luật về việc tạm giữ phương tiện khi tham gia giao thông này như thế nào? Khi nào tôi có thể nhận lại được xe.
Trả lời:
Lời đầu tiên, Công ty Luật AMI xin được gửi đến bạn lời chào trân trọng, dựa theo yêu cầu cần tư vấn của bạn, chúng tôi có trả lời như sau:
Về nguyên tắc, khi xảy ra tai nạn giao thông đường bộ thì các phương tiện có liên quan phải được tạm giữ để phục vụ công tác điều tra, xác minh sự việc.
Trong trường hợp vụ tai nạn giao thông có dấu hiệu phạm tội thì chiếc xe ô tô gây ra tai nạn chính là vật chứng trong vụ án bởi nó mang dấu vết phạm tội (Theo Điều 89 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 về định nghĩa vật chứng). Công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội sẽ tịch thu vào ngân sách nhà nước hoặc tịch thu tiêu huỷ. Vật là tài sản của người khác, nếu người này có lỗi trong việc để cho người phạm tội sử dụng vào việc thực hiện phạm tội, thì có thể bị tịch thu (Theo quy định tại Điều 47 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015)
Như vậy, trong trường hợp này cũng cần xác định chiếc ô tô là phương tiện phạm tội có thuộc quyền sở hữu của người gây ra phương tiện giao thông hay không? Trường hợp chiếc xe ô tô này thuộc sở hữu của người khác thì cần xác định người này có lỗi trong việc để người phạm tội sử dụng tài sản vào mục đích thực hiện tội phạm hay không? Nếu có thì có thể tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tịch thu tiêu huỷ.
Việc xử lý vật chứng được quy định cụ thể tại Điều 106 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015. Cụ thể:
– Vật chứng được xử lý như sau: Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm tàng trữ, lưu hành thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy.
– Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan, người có thẩm quyền có quyền:
+ Trả lại ngay tài sản đã thu giữ, tạm giữ nhưng không phải là vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp tài sản đó;
+ Trả lại ngay vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án và thi hành án;
+ Vật chứng thuộc loại mau hỏng hoặc khó bảo quản thì có thể được bán theo quy định của pháp luật; trường hợp không bán được thì tiêu hủy;
+ Vật chứng là động vật hoang dã và thực vật ngoại lai thì ngay sau khi có kết luận giám định phải giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
Do đó, nếu như người điều khiển phương tiện giao thông có đầy đủ yếu tố cấu thành tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ được quy định tại Điều 260 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì phương tiện gây tai nạn giao thông có thể sẽ được hoàn trả lại cho người phạm tội hoặc sẽ bị tịch thu theo quy định viện dẫn nêu trên.
Đối với trường hợp không có dấu hiệu của phạm tội thì phương tiện bị tạm giữ và việc tạm giữ phương tiện được quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 như sau:
Theo khoản 8 Điều 125 của Luật này, thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ.
Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
Đối với vụ việc thuộc trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp cần có thêm thời gian để xác minh thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc báo cáo thủ trưởng trực tiếp bằng văn bản để xin gia hạn việc tạm giữ; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.
Như vậy, tùy thuộc vào tính chất của vụ tai nạn giao thông, thời hạn tạm giữ của phương tiện có thể là 07 ngày và tối đa kéo dài không quá 60 ngày tính cả thời gian gia hạn để điều tra.
Công ty Luật Ami
Số điện thoại: 0941 767 076
Email: amilawfirmdn@gmail.com
Website: amilawfirm.com