Trang chủ / Doanh nghiệp / Dịch vụ xoa bóp (massage) có còn là ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Dịch vụ xoa bóp (massage) có còn là ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Công ty tôi đăng ký thành lập với lĩnh vực hoạt động kinh doanh là dịch vụ xoa bóp (massage). Cho tôi được hỏi thì cơ sở kinh doanh dịch vụ này thì có cần điều kiện hay phải xin giấy phép gì ngoài giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hay không?

 

Trả lời:

 

Lời đầu tiên, Công ty Luật AMI xin gửi đến bạn lời chào trân trọng. Dựa theo nội dung yêu cầu tư vấn của bạn, chúng tôi có trả lời như sau:

 

Trước đây, theo quy định tại Điều 38 Nghị định 109/2016/NĐ-CP ngày 07/01/2016 của Chính phủ quy định điều kiện hoạt động đối với cơ sở dịch vụ xoa bóp (massage), theo đó cơ sở dịch vụ xoa bóp (massage) phải đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chât, thiết bị, nhân sự. Cơ sở dịch vụ xoa bóp không thuộc loại hình phải cấp giấy phép hoạt động nhưng trong thời hạn 10 ngày, trước khi hoạt động phải có văn bản thông báo đủ điều kiện gửi về Sở Y tế.

 

Tuy nhiên, ngày 12/11/2018, Chính phủ ban hành Nghị định 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý quản lý nhà nước của Bộ Y tế, trong đó có bãi bỏ Điều 38 của Nghị định 109/2016/NĐ-CP.

 

Ngày 30/05/2019, Cục quản lý khám, chữa bệnh thuộc Bộ Y tế đã có Công văn số 579/KCN-PHCN&GD về việc quản lý dịch vụ xoá bóp (massage) gửi Sở Y tế các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương với nội dung: “Điều kiện hành nghề dịch vụ xoa bóp không còn được quy định là loại hình kinh doanh dịch vụ có điều kiện và thủ tục công bố cở sở dịch vụ xoa bóp không còn được quy định thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế. Do đó, các Sở Y tế sẽ không tiếp nhận, giải quyết thủ tục công bố đủ điều kiện hoạt động đối với cơ sở dịch vụ xoa bóp” hoặc “Massage”.

 

Theo đó, các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị, nhân sự và quy định cơ sở xoa bóp phải có văn bản thông báo đủ điều kiện gửi về Sở Y tế đã được bãi bỏ. Lúc này, cơ sở dịch vụ xoa bóp (massage) chỉ còn phải đáp ứng các điều kiện như những ngành kinh doanh thông thường để đảm bảo yếu tố đặc thù có thể hoạt động.

– Nhân viên kỹ thuật xoa bóp khi được nhận vào làm việc phải:

+ Có giấy chứng nhận đủ sức khỏe do cơ sở khám, cữa bệnh từ cấp huyện, quận cấp.

+ Trong quá trình làm việc phải khám sức khỏe định kỳ từ 3-6 tháng một lần

+ Người mắc bệnh tâm thần, viêm gan B, da liễu, bệnh lao phổi và các bệnh truyền nhiễm khác đang phải điều trị không được hành nghề.

– Biển hiệu phải ghi đúng “xoa bóp” hoặc “Massage”, không được ghi cụm từ “Vật lý trị liệu, phục hồi chức năng” hoặc tên khác.

– Hệ thống công tắc đèn đặt bên ngoài phòng xoa bóp.

– Không có hệ thống khóa, chốt bên trong.

– Không được sử dụng bất cứ phương tiện thông tin nào để thông báo vào phòng.

– Có đủ thuốc theo danh mục quy định, có dụng cụ y tế thông thường.

Tuy nhiên, tại khoản 5 Điều 3 Nghị định 96/2016/NĐ-CP về điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện có quy định : Kinh doanh dịch vụ xoa bóp, gồm: Sử dụng phương pháp vật lý trị liệu để xoa bóp (massage), tẩm quất phục vụ sức khỏe con người.”  là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự. Do vậy, để được hoạt động thì cơ sở kinh doanh dịch vụ xoa bóp (massage) cần phải được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh, trật tự.

 

Về trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự được quy định như sau:

Hồ sơ cấp GCN đủ điều kiện về ANTT (Điều 19 Nghị định 96/2016/NĐ-CP):

+ Văn bản đề nghị cấp GCN đủ điều kiện về ANTT của cơ sở kinh doanh;

+ Bản sao hợp lệ một trong các loại văn bản sau đây:

  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh, đơn vị trực thuộc doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; Giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; Giấy phép hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam; Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh; văn bản thành lập hoặc cho phép hoạt động kèm theo văn bản thông báo mã số thuế đối với đơn vị sự nghiệp có thu;
  • Trường hợp trong các văn bản quy định tại điểm a khoản này không thểhiện ngành, nghề đầu tư kinh doanh thì cơ sở kinh doanh phải bổ sung tài liệu chứng minh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh mà cơ sở kinh doanh hoạt động và đề nghị ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự đã được cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc cơ quan có thẩm quyền chấp thuận (đối với cơ sở kinh doanh là doanh nghiệp thì cơ quan Công an khai thác tài liệu này trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp).

+ Bản sao hợp lệ các giấy tờ, tài liệu chứng minh bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với khu vực kinh doanh và kho bảo quản nguyên liệu, hàng hóa.

+ Bản lý lịch tư pháp Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này) kèm theo Phiếu lý lịch tư pháp hoặc Bản khai nhân sự (Mẫu số 02b tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này) của người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh.

 

– Trình tự, thủ tục nộp hồ sơ và thời hạn cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.

+ Cơ quan có thẩm quyền: Công an cấp huyện thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (điểm a, khoản 3, Điều 24 Nghị định 96/2016/NĐ-CP).

 

+ Thời hạn: Không quá 05 ngày làm việc (khoản 3, Điều 23 Nghị định 96/2016/NĐ-CP).

 

Tham khảo thêm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự tại bài viết:

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có được phép đầu tư kinh doanh khu nghỉ dưỡng (Resort) tại Việt Nam hay không?

Công ty luật Ami

Địa chỉ: Tầng 5 Tòa nhà Vĩnh Trung Plaza, 255 -257 Hùng Vương, phường Vĩnh Trung, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng.

Số điện thoại: 0941 767 076

Email: amilawfirmdn@gmail.com

Website: amilawfirm.com

Bài viết liên quan

[Bật mí]: làm web tại thủ đô Hà Nội ở đâu đáng tin tưởng nhất?