Trang chủ / Tư vấn / THỦ TỤC KHAI NHẬN DI SẢN THỪA KẾ

THỦ TỤC KHAI NHẬN DI SẢN THỪA KẾ


 

THỦ TỤC KHAI NHẬN DI SẢN THỪA KẾ

 

Khai nhận di sản thừa kế là thủ tục nhằm xác nhận quyền tài sản với di sản của người đã khuất để lại. Việc khai nhận di sản thừa kế sẽ thực hiện tại văn phòng công chứng nơi cư trú cuối cùng của người có di sản, nơi cư trú cuối cùng có thể là nơi người chết có hộ khẩu thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú có thời hạn của người đã chết. Trong trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì nơi khai nhận di sản thừa kế sẽ xác định là văn phòng công chứng nơi có toàn bộ hoặc nơi có nhiều di sản thừa kế nhất.

 

A. Trường hợp áp dụng công chứng khai nhận di sản thừa kế

 

  1. Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản

Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản áp dụng đối với trường hợp những người thừa kế theo pháp luật đã có sự thỏa thuận về việc phân chia di sản. Theo quy định tại Điều 57 Luật Công chứng 2014:

– Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản.

Trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản, người được hưởng di sản có thể tặng cho toàn bộ hoặc một phần di sản mà mình được hưởng cho người thừa kế khác.

 

Trường hợp di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó.

Trường hợp thừa kế theo pháp luật, thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế. Trường hợp thừa kế theo di chúc, trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có bản sao di chúc.

 

Công chứng viên phải kiểm tra để xác định người để lại di sản đúng là người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản và những người yêu cầu công chứng đúng là người được hưởng di sản; nếu thấy chưa rõ hoặc có căn cứ cho rằng việc để lại di sản và hưởng di sản là không đúng pháp luật thì từ chối yêu cầu công chứng hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định.

Tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản trước khi thực hiện việc công chứng.

 

Văn bản thỏa thuận phân chia di sản đã được công chứng là một trong các căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký việc chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản cho người được hưởng di sản.

 

2. Công chứng văn bản khai nhận di sản

Đối với trường hợp những người thừa kế không thỏa thuận phân chia di sản thì có thể thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế để trở thành đồng chủ sở hữu tài sản. Thủ tục khai nhận di sản thừa kế được quy định tại Điều 58 Luật Công chứng 2014:

– Người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật hoặc những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó có quyền yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản.

 

– Việc công chứng văn bản khai nhận di sản được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 57 của Luật này.

 

– Chính phủ quy định chi tiết thủ tục niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản.

 

B. Hồ sơ và thủ tục công chứng khai nhận di sản

 

1.  Hồ sơ cần chuẩn bị

– Tờ khai về quan hệ thừa kế ( theo mẫu do VPCC cấp);

–  Giấy tờ về tài sản thừa kế (như số đỏ hoặc giấy đăng ký xe…);

– Giấy chứng tử của người để lại di sản thủ kế;

– Giấy khai sinh của người để lại di sản thừa kế (hoặc giấy tờ khác chứng minh Cha, Mẹ của người để lại di sản thừa kế là ai, nếu người để lại di sản không có Giấy Khai Sinh);

– Giấy chứng tử của Cha, Mẹ của người để lại di sản thừa kế (nếu Cha,Mẹ cũng đã chết). Chứng minh, hộ khẩu của cha mẹ (nếu còn sống).

– Giấy kết hôn của người để lại di sản thừa kế hoặc giấy tờ khác chứng minh tình trạng hôn nhận của người để lại di sản thừa kể (nếu người để lại di sản thừa kế có vợ, có chồng);

– Giấy Khai sinh các con của người để lại di sản thừa kế (nếu người để lại di sản thừa kế có con, bao gồm con đẻ trong gia thú; con đẻ ngoài gia thú; con nuôi, cho dù còn sống hay đã chết).

– Chứng minh nhân dân (hoặc căn cước CD); Sổ hộ khẩu của tất cả những người đừng khai nhận di sản thừa kế hoặc thỏa thuận phân chia di sản thừa kế.

 

2. Thủ tục công chứng khai nhận di sản thừa kế

 

Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ

Người yêu cầu công chứng tiến hành chuẩn bị 01 bộ hồ sơ theo giấy tờ hướng dẫn ở mục trên tại tổ chức có thẩm quyền công chứng theo quy định của pháp luật.

 

Bước 2: Kiểm tra hồ sơ

Công chứng viên tiến hành kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ người yêu cầu công chứng đã nộp. Sau khi kiểm tra hồ sơ và nhận thấy hồ sơ đã đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì thụ lý yêu cầu công chứng và ghi vào sổ công chứng.

 

Bước 3: Niêm yết việc thụ lý văn bản khai nhận di sản thừa kế

– Tổ chức hành nghề công chứng tiến hành niêm yết công khai văn bản khai nhận di sản thừa kế trong thời hạn 15 ngày tại trụ sở của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản. Trong trường hợp không xác định được nơi thường trú cuối cùng thì niêm yết tại nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người đó.

– Trường hợp di sản thừa kế bao gồm: bất động sản và động sản thì việc niêm yết được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có bất động sản.

– Trường hợp di sản chỉ có động sản, nếu trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng và nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản không ở cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì tổ chức hành nghề công chứng có thể đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản thực việc niêm yết.

– Sau thời hạn 15 ngày niêm yết Ủy ban nhân dân cấp xã nơi niêm yết có trách nhiệm xác nhận việc niêm yết và bảo quản việc niêm yết trong thời hạn niêm yết.

 

Bước 4: Soạn thảo văn bản khai nhận di sản và ký chứng nhận

– Sau khi nhận được niêm yết mà không có khiếu nại, tố cáo thì tổ chức hành nghề công chứng thực hiện giải quyết hồ sơ. Trường hợp người yêu cầu công chứng đã chuẩn bị dự thảo văn bản khai nhận di sản thì công chứng viên kiểm tra nội dung và hình thức của văn bản. Trường hợp trong dự thảo văn bản có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, nội dung của văn bản không phù hợp quy định của pháp luật, Công chứng viên phải chỉ rõ cho người yêu cầu công chứng để sửa chữa. Nếu người yêu cầu công chứng không sửa chữa thì Công chứng viên có quyền từ chối công chứng.

– Trường hợp văn bản do Công chứng viên soạn thảo theo đề nghị của người yêu cầu công chứng: nội dung, giao dịch là xác thực, không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội thì Công chứng viên soạn thảo văn bản.

– Người yêu cầu công chứng tự đọc lại dự thảo văn bản hoặc công chứng viên đọc cho người yêu cầu công chứng nghe theo đề nghị của người yêu cầu công chứng.

– Người yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo văn bản khai nhận di sản thì ký xác nhận vào từng trang của văn bản đó. Công chứng viên yêu cầu người yêu cầu công chứng xuất trình bản chính của các giấy tờ hồ sơ đã nêu ở mục trên để đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký tên cụ thể vào từng trang của văn bản theo quy định của pháp luật.

 

Bước 5: Nộp phí và nhận kết quả

Nộp phí theo quy định cụ thể của cơ quan có thẩm quyền công chứng và nhận giấy hẹn trả kết quả. Nhận kết quả là văn bản khai nhận di sản thừa kế đã được công chứng theo giấy hẹn.

 

 


CÔNG TY LUẬT AMI (AMI LAW FIRM)
– Địa chỉ: 28 Trần Quý Cáp, phường Thạch Thang, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
– Điện thoại: 0941.767.076
– Email: amilawfirmdn@gmail.com

Bài viết liên quan

Foxit PDF Editor Full Crack | Hướng Dẫn Tải Và Kích Hoạt Miễn Phí 2024 Hướng dẫn chi tiết Tải và Cài Đặt ProShow Producer 9 Full Crack dễ dàng & An Toàn [Bật mí]: làm web tại thủ đô Hà Nội ở đâu đáng tin tưởng nhất?