Những vấn đề cần rút kinh nghiệm
-Về tổ tụng:
Ông Hảo, bà Do (là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án) có yêu cầu độc lập nhưng Tòa án cấp sơ thẩm lại không hướng dẫn Ông Bà nộp tạm ứng án phí cho yêu cầu độc lập của mình mà đã giải quyết luôn yêu cầu độc lập của Ông Bà là vi phạm tố tụng. Tòa án cấp phúc thẩm phát hiện ra thiếu sót nêu trên của Tòa án cấp sơ thẩm nhưng không hủy Bản án sơ thẩm để giải quyết sơ thẩm lại mà tách yêu cầu độc lập của ông Hảo, bà Do thành vụ án khác khi Ông Bà có Đơn yêu cầu và nộp tạm ứng án phí là không đúng vì vợ chồng ông Hảo đã có Đơn yêu cầu độc lập từ đầu.
Toà án cấp phúc thẩm nhận định và quyết định buộc chị Việt phải chịu 74.766.300 đồng án phí dân sự sơ thẩm đối với yêu cầu của chị Việt không được chấp nhận. Sau đó Tòa án cấp phúc thẩm lại ban hành Quyết định sửa chữa, bổ sung bản án số 01/QĐSCBSBA ngày 29/6/2021 sửa cả phần nhận định và chỉ buộc chị Việt chịu án phí không có giá ngạch là 300.000 đồng đối với yêu cầu không được chấp nhận là trái quy định tại khoản 1 Điều 268 của Bộ luật tổ tụng dân sự là chỉ được sửa chữa, bổ sung bản án trong trường hợp có lỗi về chính tả, về số liệu do nhầm lẫn hoặc tính toán sai, chứ không được sửa chữa nội dung Bản án (từ nhận định dẫn tới quyết định trong bản án).
– Về nội dung:
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất lập ngày 07/12/2017 tại Văn phòng Công chứng Tây Nguyên, thể hiện ông Hồ chuyển nhượng cho vợ chồng anh Tuấn và chị Việt quyền sử dụng đất đối với thửa đất số 15, diện tích 293,8m? tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk; vợ chồng anh Tuấn và chị Việt được Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đắk Lắk cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với thửa đất này; tại Bản tự khai ngày 04/02/2021, ông Hồ cho biết: “Hôm ra công chứng tại Phòng công chứng Tây Nouyên có tôi là Hồ và vợ tôi cùng đi, bên mua có ông Hảo, bà Do, anh..khi làm việc với công chứng viên thì ông Hảo có nói là tôi (tức ông Hảo) để cno 2 vợ chồng cháu Tuấn ký hợp đồng với Anh (Tôi) để sau này khỏi phải sang tên đổi chủ. Tôi thấy bố mẹ cho con cái là chuyện bình thường nên tôi không ý kiến gì”. Trên thực tế vợ chồng chị Việt được vợ chồng ông Hảo, bà Do cho quản lý, sử dụng nhà đất ngay sau khi ký Hợp đồng nhận chuyền nhượng. Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm cho rằng chị Việt không xuất trình được giấy tờ chứng minh vợ chồng ông Hảo đã tặng cho nhà đất là không đúng quy định của pháp luật vì vợ chồng chị Việt đứng tên Hợp đồng nhận chuyển nhượng nhà đất, đứng tên Giấy chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng nhà đất và quản lý, sử dụng nhà đất ổn định, không có tranh chấp đến khi vợ chồng chị Việt phát sinh mâu thuẫn, xin ly hôn thì vợ chồng ông Hảo mới lấy lý do chỉ cho vợ chồng chị Việt đứng tên nhà đất để tiện việc nhập khẩu, đi học.
Đối với chiếc xe ô tô nhãn hiệu SUZUKI BKS 45A-170.26 có Giấy chứng nhận đăng ký xe ôtô số 023396 do Công an tỉnh Đắk Lắk cấp ngày 22/11/2016 đứng tên anh Tuấn. Tòa án cấp sơ thẩm lại tuyên “Giao cho anh Tuấn được quyền quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản là 01 xe ôtô nhãn hiệu MAZDA BKS 45A-170.26″ là nhầm lẫn, dễ dẫn đến Cơ quan Thi hành án vưong mắc khi thi hành án (vì phải thực hiện bàn giao chiếc xe không đúng nhãn hiệu).
LINK TẢI THÔNG BÁO RÚT KINH NGHIỆM số 23/TB-VKS-DS
Địa chỉ: 50 Nguyễn Tri Phương, phường Chính Gián, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng.
Số điện thoại: 0941 767 076
Email: amilawfirmdn@gmail.com