Trang chủ / Tài liệu / Phân loại bệnh tâm thần – Khi nào thì người bệnh mất khả năng nhận thức, điều khiển hành vi?

Phân loại bệnh tâm thần – Khi nào thì người bệnh mất khả năng nhận thức, điều khiển hành vi?


PHÂN LOẠI BỆNH TÂM THẦN – KHI NÀO NGƯỜI BỊ BỆNH TÂM THẦN ĐƯỢC XÁC ĐỊNH LÀ MẤT KHẢ NĂNG NHẬN THỨC, KHẢ NĂNG ĐIỀU KHIỂN HÀNH VI

 

Một người nếu bị mắc bệnh tâm thần là một trong những căn cứ để xác định năng lực hành vi dân sự, năng lực trách nhiệm hình sự, năng lực trách nhiệm hành chính của người đó khi tham gia vào các quan hệ pháp luật. Cụ thể một số quan hệ như sau:

 

Đối với năng lực hành vi dân sự của cá nhân thì khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì có thể bị Tòa án tuyên mất năng lực hành vi dân sự. Trường hợp chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự nhưng do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi thì có thể bị Tòa án tuyên thuộc trường hợp khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (Điều 22, Điều 23 Bộ luật dân sự 2015).

 

Đối với năng lực trách nhiệm hình sự thì cá nhân sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự nếu khi thực hiện hành vi người đó đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình. (Điều 21 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017).

 

Đối với năng lực trách nhiệm hành chính thì khi một người thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì không phải chịu trách nhiệm xử phạt hành chính. (Khoản 15 Điều 2; Điều 11 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012).

 

Do đó việc xác định khả năng nhận thức, điều khiển hành vi là rất quan trọng để xác định các nghĩa vụ, trách nhiệm mà cá nhân đó phải gánh chịu khi tham gia vào các quan hệ pháp luật. Tuy nhiên, không phải mọi loại bệnh tâm thần đều dẫn đến mất khả năng nhận thức, điều khiển hành vi. Tùy thuộc vào tính chất của bệnh lý mà việc xác định khả năng nhận thức, điều khiển hành vi của người bệnh sẽ khác nhau. Việc xác định có hay không có khả năng nhận thức, điều khiển hành vi sẽ do cơ quan giám định pháp y tâm thần thực hiện và ra kết luận.

 

AMI Law Firm trích dẫn một số chứng bệnh tâm thần, rối loạn tâm thần thường gặp và cách xác định khả năng nhận thức, điều khiển hành vi của người bệnh tương ứng trong từng giai đoạn, triệu chứng bệnh như sau:

 

1. Mã F06.0: Các ảo giác thực tổn:

Kết luận về khả năng nhận thức và điều khiển hành vi trong từng thời điểm:

1.1. Mất khả năng nhận thức và /hoặc khả năng điều khiển hành vi:

– Giai đoạn tiến triển;

– Nội dung của ảo giác trực tiếp chi phối hành vi.

1.2. Hạn chế khả năng năng nhận thức và /hoặc khả năng điều khiển hành vi:

– Giai đoạn thuyên giảm;

– Nội dung của ảo giác không trực tiếp chi phối hành vi.

1.3. Đủ khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi: giai đoạn ổn định, không còn ảo giác.

 

2. Mã F06.2: Rối loạn hoang tưởng thực tổn:

Kết luận về khả năng nhận thức và điều khiển hành vi trong từng thời điểm:

2.1. Mất khả năng nhận thức và /hoặc khả năng điều khiển hành vi:

– Giai đoạn tiến triển;

– Nội dung của hoang tưởng trực tiếp chi phối hành vi.

2.2. Hạn chế khả năng năng nhận thức và /hoặc khả năng điều khiển hành vi:

– Giai đoạn thuyên giảm;

– Nội dung của hoang tưởng không trực tiếp chi phối hành vi.

2.3. Đủ khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi: giai đoạn ổn định, không còn hoang tưởng.

 

3. Mã F07.0: Rối loạn nhân cách thực tổn

Kết luận về khả năng nhận thức và điều khiển hành vi trong từng thời điểm:

3.1. Mất khả năng nhận thức và/hoặc khả năng điều khiển hành vi:

– Trong cơn xung động;

– Biến đổi nhân cách nặng.

3.2. Hạn chế khả năng nhận thức và/hoặc khả năng điều khiển hành vi:

– Biến đổi nhân cách mức độ vừa;

– Biến đổi nhân cách mức độ nhẹ nhưng bị ảnh hưởng bởi yếu tố kích thích (bị kích động, bị xúi giục,…).

3.3. Đủ khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi: khi biến đổi nhân cách mức độ nhẹ không trực tiếp ảnh hưởng đến hành vi.

 

4. Mã F07.2: Hội chứng sau chấn động não:

Kết luận về khả năng nhận thức và điều khiển hành vi trong từng thời điểm:

4.1. Hạn chế khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi: khi bệnh ở mức độ suy não chấn thương.

4.2. Đủ khả năng nhận thức, hạn chế khả năng điều khiển hành vi: khi bệnh ở mức độ suy nhược chấn thương.

4.3. Đủ khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi: khi bệnh ở giai đoạn ổn định.

 

5. Mã F10, F11: Rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng rượu và các chất có thuốc phiện.

Kết luận về khả năng nhận thức và điều khiển hành vi trong từng thời điểm:

5.1. Mất khả năng nhận thức và/hoặc điều khiển hành vi:

– Trạng thái cai với mê sảng;

– Rối loạn loạn thần: do hoang tưởng và/hoặc ảo giác chi phối.

5.2. Hạn chế khả năng nhận thức và/hoặc điều khiển hành vi: đã có biến đổi nhân cách, hành vi và/hoặc có một số rối loạn tâm thần.

5.3. Đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi: chưa có biến đổi nhân cách và không có rối loạn tâm thần.

 

6. Mã F20: Bệnh tâm thần phân liệt.

Kết luận về khả năng nhận thức và điều khiển hành vi trong từng thời điểm:

6.1. Mất khả năng nhận thức và /hoặc khả năng điều khiển hành vi:

– Có cơn xung động phân liệt;

– Giai đoạn bệnh cấp tính;

– Do hoang tưởng và /hoặc ảo giác chi phối;

– Giai đoạn sa sút trí tuệ.

6.2. Hạn chế khả năng nhận thức và /hoặc khả năng điều khiển hành vi: giai đoạn bệnh thuyên giảm.

6.3. Đủ khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi: giai đoạn bệnh ổn định.

 

7. Mã F21: Rối loạn tâm thần phân liệt:

Kết luận về khả năng nhận thức và điều khiển hành vi trong từng thời điểm:

7.1. Mất khả năng nhận thức và /hoặc khả năng điều khiển hành vi:

    • Giai đoạn bệnh cấp tính;
    • Các triệu chứng loạn thần chi phối hành vi.

7.2. Hạn chế khả năng nhận thức và /hoặc khả năng điều khiển hành vi: giai đoạn bệnh thuyên giảm.

7.3. Đủ khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi: giai đoạn bệnh ổn định.

 

8. Mã F22.0: Rối loạn hoang tưởng

Kết luận về khả năng nhận thức và điều khiển hành vi trong từng thời điểm:

8.1. Mất khả năng nhận thức và/hoặc khả năng điều khiển hành vi: khi hoang tưởng trực tiếp chi phối hành vi.

8.2. Hạn chế khả năng nhận thức và/hoặc điều khiển hành vi: khi hoang tưởng không trực tiếp chi phối hành vi.

8.3. Đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi: giai đoạn bệnh ổn định không còn hoang tưởng.

 

9. Mã F23: Rối loạn tâm thần cấp

Kết luận về khả năng nhận thức và điều khiển hành vi trong từng thời điểm:

9.1. Mất khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi:

– Giai đoạn cấp tính;

– Do hoang tưởng và/hoặc ảo giác chi phối;

– Cơn xung động cảm xúc hành vi.

9.2. Hạn chế khả năng nhận thức và/hoặc khả năng điều khiển hành vi: giai đoạn bệnh thuyên giảm.

9.3. Đủ khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi: giai đoạn bệnh ổn định.

 

10. Mã F25: Rối loạn phân liệt cảm xúc

Kết luận về khả năng nhận thức và điều khiển hành vi trong từng thời điểm:

10.1 Mất khả năng nhận thức và/hoặc khả năng điều khiển hành vi:

– Cơn xung động phân liệt;

– Cơn xung động cảm xúc;

– Giai đoạn bệnh cấp tính;

– Do hoang tưởng và/hoặc ảo giác chi phối.

10.2. Hạn chế khả năng nhận thức và/hoặc khả năng điều khiển hành vi: Trong giai đoạn bệnh thuyên giảm.

10.3. Đủ khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi: giai đoạn bệnh ổn định.

 

11. Mã F30: Tâm thần giai đoạn hưng cảm 

Kết luận về khả năng nhận thức và điều khiển hành vi trong từng thời điểm:

11.1. Mất khả năng nhận thức và/hoặc khả năng điều khiển hành vi:

– Giai đoạn bệnh cấp tính;

– Do hoang tưởng và/hoặc ảo giác chi phối.

11.2. Hạn chế khả năng nhận thức và/hoặc khả năng điều khiển hành vi:

– Giai đoạn bệnh thuyên giảm;

– Giai đoạn hưng cảm nhẹ.

11.3. Đủ khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi: giai đoạn bệnh ổn định.

 

12. Mã F31: Rối loạn cảm xúc lưỡng cực

Kết luận về khả năng nhận thức và điều khiển hành vi trong từng thời điểm:

12.1. Mất khả năng nhận thức và/hoặc khả năng điều khiển hành vi:

– Giai đoạn bệnh cấp tính;

– Giai đoạn hưng cảm (có hoặc không có các triệu chứng loạn thần);

– Giai đoạn trầm cảm nặng (có hoặc không có các triệu chứng loạn thần);

– Do hoang tưởng và/hoặc ảo giác chi phối;

12.2. Hạn chế khả năng nhận thức và/hoặc khả năng điều khiển hành vi:

– Giai đoạn bệnh thuyên giảm;

– Giai đoạn hưng cảm nhẹ;

– Giai đoạn trầm cảm nhẹ và vừa.

12.3. Đủ khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi: giai đoạn bệnh ổn định.

 

13. Mã F32: Tâm thần giai đoạn trầm cảm

Kết luận về khả năng nhận thức và điều khiển hành vi trong từng thời điểm:

13.1. Mất khả năng nhận thức và/hoặc điều khiển hành vi:

– Giai đoạn trầm cảm nặng có hoặc không có các triệu chứng loạn thần;

– Hoang tưởng và/hoặc ảo giác chi phối;

– Cơn xung động trầm cảm.

13.2. Hạn chế khả năng nhận thức và/hoặc điều khiển hành vi:

– Giai đoạn trầm cảm vừa;

– Giai đoạn trầm cảm nhẹ.

13.3. Đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi: giai đoạn bệnh ổn định.

 

14. Mã F42.0: Phản ứng với stress cấp

Kết luận về khả năng nhận thức và điều khiển hành vi trong từng thời điểm:

14.1. Mất khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi:

– Trạng thái sững sờ;

– Thu hẹp ý thức;

– Rối loạn định hướng.

14.2. Hạn chế khả năng nhận thức và/hoặc khả năng điều khiển hành vi: khi các triệu chứng đã thuyên giảm.

14.3. Đủ khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi: giai đoạn không còn các triệu chứng stress cấp.

 

15. Mã F43.2: Các rối loạn sự thích ứng

Kết luận về k hả năng nhận thức và điều khiển hành vi trong từng thời điểm:

15.1. Rối loạn sự thích ứng không gây ra mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi.

15.2. Hạn chế khả năng nhận thức và/hoặc khả năng điều khiển hành vi: giai đoạn bệnh tiến triển.

15.3. Đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi: giai đoạn bệnh ổn định.

 

16. Mã F60.0: Rối loạn nhân cách Paranoid

Kết luận về khả năng nhận thức và điều khiển hành vi trong từng thời điểm:

16.1. Bệnh rối loạn nhân cách paranoid không làm mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi.

16.2. Hạn chế khả năng nhận thức và/hoặc khả năng điều khiển hành vi: Trong trường hợp rối loạn nhân cách ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi.

16.2. Đủ khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi: trong trường hợp rối loạn nhân cách không ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi.

 

17. Mã F60.1: Rối loạn nhân cách dạng phân liệt

Kết luận về khả năng nhận thức và điều khiển hành vi trong từng thời điểm:

17.1. Bệnh rối loạn nhân cách dạng phân liệt không làm mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi.

17.2. Hạn chế khả năng nhận thức và/hoặc khả năng điều khiển hành vi: trong trường hợp rối loạn nhân cách ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi.

17.3. Đủ khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi: trong trường hợp rối loạn nhân cách không ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi.

 

18. Mã F60.2: Rối loạn nhân cách chống xã hội

Kết luận về khả năng nhận thức và điều khiển hành vi trong từng thời điểm:

18.1. Bệnh rối loạn nhân cách chống xã hội không làm mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi.

18.2. Hạn chế khả năng nhận thức và/hoặc khả năng điều khiển hành vi: Trong trường hợp rối loạn nhân cách ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi.

18.3. Đủ khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi: trong trường hợp rối loạn nhân cách không ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi.

 

19. Mã F60.3: Rối loạn nhân cách cảm xúc không ổn định

Kết luận về khả năng nhận thức và điều khiển hành vi trong từng thời điểm:

19.1. Bệnh rối loạn nhân cách cảm xúc không ổn định không làm mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi.

19.2. Hạn chế khả năng nhận thức và/hoặc khả năng điều khiển hành vi: trong trường hợp rối loạn nhân cách ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi.

19.3. Đủ khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi: trong trường hợp rối loạn nhân cách không ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi.

 

20. Mã F70 – F79: Bệnh chậm phát triển tâm thần

Kết luận về khả năng nhận thức và điều khiển hành vi trong từng thời điểm:

20.1. Mất khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi: mức độ bệnh trầm trọng và nặng.

20.2. Hạn chế khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi: mức độ bệnh nhẹ và vừa.

 

21. Mã G40: Bệnh động kinh

Kết luận về khả năng nhận thức và điều khiển hành vi trong từng thời điểm:

21.1. Mất khả năng nhận thức và/hoặc khả năng điều khiển hành vi:

– Giai đoạn trong cơn động kinh;

– Cơn xung động động kinh;

– Cơn rối loạn ý thức kiểu hoàng hôn (thường xảy ra sau cơn động kinh toàn thể cơn lớn);

– Sa sút trí tuệ;

– Biến đổi nhân cách mức độ nặng.

21.2. Hạn chế khả năng nhận thức và/hoặc điều khiển hành vi: giai đoạn ngoài cơn động kinh, bệnh nhân đã có biến đổi nhân cách mức độ vừa, nhẹ và/hoặc có một số biểu hiện rối loạn tâm thần.

21.3. Đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi: giai đoạn ngoài cơn động kinh, bệnh nhân chưa có biến đổi nhân cách, không có sa sút trí tuệ và không có rối loạn tâm thần.

 

Một số Bản án/Quyết định minh họa:

 

F01 F78 – Mất năng lực hành vi dân sự

F02.8 – Mất năng lực hành vi

F03 – Khó khăn trong nhận thức

F32.1 Mất năng lực hành vi

F72 – Mất năng lực hành vi

F73 – Mất năng lực hành vi

 

Luật sư Phạm Ngọc Hải


Công ty luật AMI – Luật sư

Địa chỉ: 50 Nguyễn Tri Phương, phường Chính Gián, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng.

Số điện thoại: 0941 767 076

Email: amilawfirmdn@gmail.com

 

Bài viết liên quan

Foxit PDF Editor Full Crack | Hướng Dẫn Tải Và Kích Hoạt Miễn Phí 2024 Hướng dẫn chi tiết Tải và Cài Đặt ProShow Producer 9 Full Crack dễ dàng & An Toàn [Bật mí]: làm web tại thủ đô Hà Nội ở đâu đáng tin tưởng nhất?