Trang chủ / Doanh nghiệp / Những điều cần biết về việc thành lập Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam

Những điều cần biết về việc thành lập Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam

Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước ngoài, được thành lập và hoạt động thương mại tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Việc thành lập mới chi nhánh công ty nước ngoài đều phải tuân thủ các cam kết WTO của Việt Nam, theo đó nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài được phép thành lập hiện diện thương mại dưới hình thức chi nhánh trong các phân ngành cụ thể sau:

STT

(1)

Các Ngành/phân ngành

(2)

Cơ quan quản lý chuyên ngành

(3)

1. Dịch vụ pháp lý Bộ Tư pháp
2. Dịch vụ máy tính và các dịch vụ liên quan Bộ Thông tin và Truyền thông
3. Dịch vụ tư vấn quản lý Bộ Công Thương
4. Dịch vụ liên quan đến tư vấn quản lý Bộ Công Thương
5. Dịch vụ xây dựng và các dịch vụ kỹ thuật liên quan Bộ Xây dựng
6. Dịch vụ nhượng quyền thương mại Bộ Công Thương
7. Dịch vụ tài chính

A- Dịch vụ bảo hiểm và các dịch vụ liên quan đến bảo hiểm

B- Dịch vụ ngân hàng và các dịch vụ tài chính khác

C- Dịch vụ chứng khoán

Bộ Tài chính,

Ngân hàng nhà nước

 

Dưới đây là tổng hợp một số quy định liên quan đến việc thành lập chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam mà Công ty Luật AMI (thuộc Đoàn Luật sư thành phố Đà Nẵng) tìm hiểu, tổng hợp, gửi đến bạn đọc.

 

1. Điều kiện cấp Giấy phép thành lập chi nhánh:

Thương nhân nước ngoài được cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh khi đáp ứng các điều kiện sau:

– Thương nhân nước ngoài được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc được pháp luật các quốc gia, vùng lãnh thổ này công nhận;

– Thương nhân nước ngoài đã hoạt động ít nhất 05 năm, kể từ ngày được thành lập hoặc đăng ký;

– Trong trường hợp Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài có quy định thời hạn hoạt động thì thời hạn đó phải còn ít nhất là 01 năm tính từ ngày nộp hồ sơ;

– Nội dung hoạt động của Chi nhánh phải phù hợp với cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và phù hợp với ngành nghề kinh doanh của thương nhân nước ngoài;

– Trường hợp nội dung hoạt động của Chi nhánh không phù hợp với cam kết của Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài không thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, việc thành lập Chi nhánh phải được sự chấp thuận của Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành.

(Điều 8 Nghị định 07/2016/NĐ-CP quy định chi tiết luật Thương mại về Văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam)

 

  1. Thời hạn Giấy phép thành lập Chi nhánh:

            Giấy phép thành lập Chi nhánh của thương nhân nước ngoài có thời hạn 05 năm nhưng không được vượt quá thời hạn còn lại của giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài trong trường hợp giấy tờ đó có quy định định về thời hạn (Khoản 1 Điều 9 Nghị định 07/2016/NĐ-CP).

 

  1. Hồ sơ cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh:

– Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh theo mẫu của Bộ Công Thương do đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký;

– Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài;

– Văn bản của thương nhân nước ngoài cử/bổ nhiệm người đứng đầu Chi nhánh;

– Bản sao báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc văn bản xác nhận tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế hoặc tài chính trong năm tài chính gần nhất hoặc giấy tờ có giá trị tương đương do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập cấp hoặc xác nhận, chứng minh sự tồn tại và hoạt động của thương nhân nước ngoài trong năm tài chính gần nhất;

– Bản sao Điều lệ hoạt động của Chi nhánh;

– Bản sao hộ chiếu hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (nếu là người Việt Nam) hoặc bản sao hộ chiếu (nếu là người nước ngoài) của người đứng đầu Chi nhánh;

– Tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở Chi nhánh bao gồm:

+ Bản sao biên bản ghi nhớ hoặc thỏa thuận thuê địa điểm hoặc bản sao tài liệu chứng minh thương nhân có quyền khai thác, sử dụng địa điểm để đặt trụ sở Chi nhánh;

+ Bản sao tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở Chi nhánh theo quy định tại Điều 28 Nghị định này và quy định pháp luật có liên quan.

            (Khoản 1 Điều 12 Nghị định 07/2016/NĐ-CP)

 

  1. Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh

Thời hạn: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra và yêu cầu bổ sung nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan cấp Giấy phép cấp hoặc không cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh cho thương nhân nước ngoài trừ trường hợp nội dung hoạt động của Chi nhánh không phù hợp với cam kết của Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài không thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, việc thành lập Chi nhánh và trường hợp thành lập Chi nhánh chưa được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành.

Cơ quan cấp Giấy phép gửi văn bản lấy ý kiến của Bộ quản lý chuyên ngành trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Cơ quan cấp Giấy phép, Bộ quản lý chuyên ngành có văn bản nêu rõ ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý cấp phép thành lập Chi nhánh. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Bộ quản lý chuyên ngành, Cơ quan cấp Giấy phép cấp hoặc không cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh cho thương nhân nước ngoài. Trường hợp không cấp phép phải có văn bản nêu rõ lý do.

(Điều 13 Nghị định 07/2016/NĐ-CP)

            Thẩm quyền cấp Giấy phép thành lập chi nhánh: Bộ Công Thương thực hiện việc cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn, thu hồi Giấy phép thành lập Chi nhánh và chấm dứt hoạt động của Chi nhánh trong trường hợp việc thành lập Chi nhánh chưa được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành.

            (Điều 6 Nghị định 07/2016/NĐ-CP)

 

  1. Các trường hợp không cấp giấy phép thành lập chi nhánh

– Không đáp ứng một trong những điều kiện quy định tại Điều 8 đối với trường hợp đề nghị cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh.

– Thương nhân nước ngoài đề nghị cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh trong thời gian 02 năm, kể từ ngày bị thu hồi Giấy phép thành lập Chi nhánh tại Việt Nam theo quy định tại Điều 44 Nghị định này.

– Việc thành lập Chi nhánh bị hạn chế theo quy định của pháp luật vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội và sức khỏe cộng đồng.

– Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

(Điều 14 Nghị định 07/2016/NĐ-CP)

 

  1. Lệ phí cấp Giấy phép thành lập chi nhánh: 3.000.000/Giấy phép.

 

  1. Tên chi nhánh:

– Tên Chi nhánh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.

– Tên Chi nhánh phải mang tên thương nhân nước ngoài kèm theo cụm từ “Chi nhánh”.

– Tên Chi nhánh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở Chi nhánh. Tên Chi nhánh được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên thương nhân nước ngoài trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do Chi nhánh phát hành.

            (Điều 29 Nghị định 07/2016/NĐ-CP)

 

  1. Nội dung hoạt động của Chi nhánh:

– Chi nhánh hoạt động cung ứng dịch vụ trong các ngành dịch vụ, không bao gồm ngành dịch vụ mà việc thành lập Chi nhánh trong lĩnh vực đó được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành.

– Trường hợp Chi nhánh hoạt động trong các ngành, nghề mà pháp luật quy định phải có điều kiện thì Chi nhánh chỉ được hoạt động khi đáp ứng các điều kiện theo quy định.

(Điều 31 Nghị định 07/2016/NĐ-CP)

 

  1. Chế độ báo cáo hoạt động:

– Trước ngày 30 tháng 01 hàng năm, Chi nhánh có trách nhiệm gửi báo cáo theo mẫu của Bộ Công Thương về hoạt động của mình trong năm trước đó qua đường bưu điện tới Cơ quan cấp Giấy phép.

– Chi nhánh có nghĩa vụ báo cáo, cung cấp tài liệu hoặc giải trình những vấn đề có liên quan đến hoạt động của mình theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

(Điều 32 Nghị định 07/2016/NĐ-CP)

 

  1. Người đứng đầu chi nhánh:

– Người đứng đầu Chi nhánh phải chịu trách nhiệm trước thương nhân nước ngoài về hoạt động của mình và của Chi nhánh trong phạm vi được thương nhân nước ngoài ủy quyền.

– Người đứng đầu Chi nhánh phải chịu trách nhiệm về các hoạt động của mình trong trường hợp thực hiện các hoạt động ngoài phạm vi được thương nhân nước ngoài ủy quyền.

– Người đứng đầu Chi nhánh phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đứng đầu Chi nhánh theo pháp luật khi xuất cảnh khỏi Việt Nam. Việc ủy quyền này phải được sự đồng ý của thương nhân nước ngoài. Người đứng đầu Chi nhánh vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền.

– Trường hợp hết thời hạn ủy quyền theo quy định nêu trên mà người đứng đầu Chi nhánh chưa trở lại Việt Nam và không có ủy quyền khác thì người được ủy quyền có quyền tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đứng đầu Chi nhánh trong phạm vi đã được ủy quyền cho đến khi người đứng đầu Chi nhánh trở lại làm việc tại Chi nhánh hoặc cho đến khi thương nhân nước ngoài bổ nhiệm người khác làm người đứng đầu Chi nhánh.

– Trường hợp người đứng đầu Chi nhánh không hiện diện tại Việt Nam quá 30 ngày mà không ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đứng đầu Chi nhánh hoặc bị chết, mất tích, tạm giam, kết án tù, bị hạn chế mất năng lực hành vi dân sự thì thương nhân nước ngoài phải bổ nhiệm người khác làm người đứng đầu Chi nhánh.

– Người đứng đầu Chi nhánh của thương nhân nước ngoài không được kiêm nhiệm các chức vụ sau:

+ Người đứng đầu Văn phòng đại diện của một thương nhân nước ngoài khác;

+ Người đứng đầu Văn phòng đại diện của cùng một thương nhân nước ngoài;

+ Người đại diện theo pháp luật của tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định pháp luật Việt Nam.

            (Điều 33 Nghị định 07/2016/NĐ-CP)

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn liên quan đến thắc mắc của bạn. Trường hợp cần hỗ trợ, bạn vui lòng liên hệ trực tiếp để được giải đáp.

 

Công ty luật AMI

Địa chỉ: Tầng 5 Tòa nhà Vĩnh Trung Plaza, 255 -257 Hùng Vương, phường Vĩnh Trung, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng.

Số điện thoại: 0941 767 076

Email: amilawfirmdn@gmail.com

Website: amilawfirm.com

Bài viết liên quan

Foxit PDF Editor Full Crack | Hướng Dẫn Tải Và Kích Hoạt Miễn Phí 2024 Hướng dẫn chi tiết Tải và Cài Đặt ProShow Producer 9 Full Crack dễ dàng & An Toàn [Bật mí]: làm web tại thủ đô Hà Nội ở đâu đáng tin tưởng nhất?