Trang chủ / Doanh nghiệp / Hợp đồng chỉ có chữ ký, không có đóng dấu có giá trị pháp lý hay không?

Hợp đồng chỉ có chữ ký, không có đóng dấu có giá trị pháp lý hay không?

Công ty tôi có ký kết hợp đồng mua bán với Công ty A, nhưng sau thời gian hợp tác, vì bên phía Công ty A có những vi phạm nghiêm trọng quyền và nghĩa vụ nên chúng tôi muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng. Tuy nhiên, sau khi xem lại hợp đồng thì thấy bên Công ty vẫn chưa đóng dấu? Cho tôi hỏi hợp đồng này có giá trị thực hiện giữa các bên không?

Trả lời:

Lời đầu tiên, AMI Consulting xin gửi đến bạn lời chào trân trọng, dựa theo yêu cầu cần tư vấn của bạn, chúng tôi có trả lời như sau:

 

Việc quản lý, sử dụng con dấu được thực hiện theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 44 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định về con dấu của doanh nghiệp như sau: “Việc quản lý, sử dụng và lưu giữ con dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ Công ty; con dấu được sử dụng trong các trường hợp theo quy định của pháp luật hoặc các bên giao dịch có thỏa thuận về việc sử dụng dấu.”

 

Như vậy theo quy định như trên thì con dấu của doanh nghiệp được quản lý, sử dụng và lưu giữ theo quy định như sau:

– Theo Điều lệ của Công ty;

– Theo quy định của pháp luật;

– Các bên giao dịch có thoả thuận về việc sử dụng con dấu.

 

Như vậy, việc quản lý, sử dụng và lưu giữ con dấu Công ty sẽ được thực hiện theo một số trường hợp nêu trên, không phải mọi trường hợp đều bắt buộc phải được đóng dấu.

 

Việc không sử dụng con dấu trong các văn bản, giao dịch, hợp đồng trong một số trường hợp sẽ không làm ảnh hưởng tới giá trị giao dịch mà Công ty đã xác lập, thực hiện.

 

Tại khoản 1 Điều 13 Luật Doanh nghiệp năm 2014 có quy định: Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.”

 

Đồng thời, tại khoản 4 Điều 400 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản hay bằng hình thức chấp nhận khác được thể hiện trên văn bản.”

 

Tại Điều 401 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác”.

 

Như vậy, trừ một số trường hợp pháp luật bắt buộc đối với một số giao dịch buộc phải đóng dấu và trường hợp điều lệ của Công ty có quy định về hiệu lực của các giao dịch buộc phải có đóng dấu thì các giao dịch của doanh nghiệp hay hành vi dân sự, hành chính vì lợi ích của doanh nghiệp đều được thực hiện bởi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có giá trị pháp lý kể từ thời điểm ký kết.

 

Một số trường hợp sau đây, pháp luật quy định Công ty buộc phải sử dụng con dấu trong các văn bản, giao dịch, hợp đồng, cụ thể như sau:

– Sổ kế toán phải có chữ ký của người lập sổ, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật; đóng dấu giáp lai (khoản 2 Điều 24 Luật Kế Toán 2015);

– Trong các chứng từ kế toán tại Thông tư 133/2016/TT-BTC đều yêu cầu người đại diện theo pháp luật ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu.

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn liên quan đến thắc mắc của bạn. Trường hợp cần hỗ trợ, bạn vui lòng liên hệ để được giải đáp.

Công ty luật AMI

Địa chỉ: Tầng 5 Tòa nhà Vĩnh Trung Plaza, 255 -257 Hùng Vương, phường Vĩnh Trung, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng.

Số điện thoại: 0941 767 076

Email: amilawfirmdn@gmail.com

Website: amilawfirm.com

Bài viết liên quan

Foxit PDF Editor Full Crack | Hướng Dẫn Tải Và Kích Hoạt Miễn Phí 2024 Hướng dẫn chi tiết Tải và Cài Đặt ProShow Producer 9 Full Crack dễ dàng & An Toàn [Bật mí]: làm web tại thủ đô Hà Nội ở đâu đáng tin tưởng nhất?