Trang chủ / Tư vấn / Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có được phép đầu tư kinh doanh khu nghỉ dưỡng (Resort) tại Việt Nam hay không?

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có được phép đầu tư kinh doanh khu nghỉ dưỡng (Resort) tại Việt Nam hay không?

Tôi có một người bạn, có quốc tịch Mỹ, thời gian đến, bạn tôi muốn đầu tư xây dựng một số nhà chòi, vừa kết hợp nghĩ dưỡng, vừa tổ chức các khoá học thiền định, yoga, tăng cường sức khoẻ trong khoảng thời gian hơn 10 ngày. Vậy, cho tôi được hỏi là trường hợp xây dựng các khu nhà chòi để khách du lịch có thể nghỉ dưỡng này có cho phép đối với nhà đầu tư nước ngoài hay không? Trình tự thủ tục như thế nào?


Trả lời:


Lời đầu tiên, Công ty luật AMI xin được gửi đến bạn lời chúc sức khoẻ và lời chào trân trọng. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi có tư vấn như sau:


Mặc dù theo biểu cam kết WTO, Việt Nam chỉ cam kết mở cửa đối với dịch vụ kinh doanh lưu trú khách sạn (CPC 64110). Tuy nhiên theo quy định tại Luật Kinh doanh bất động sản, cụ thể tại khoản 3 Điều 11 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 có quy định:


“Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được kinh doanh bất động sản dưới các hình thức sau đây:
a) Các hình thức quy định tại các điểm b, d, h khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều này;
b) Đối với đất thuê trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế thì được đầu tư xây dựng nhà, công trình xây dựng để kinh doanh theo đúng mục đích sử dụng đất.”


Các hình thức theo điểm b, d, h khoản 1 và điểm b khoản 2 bao gồm:
– Thuê nhà, công trình xây dựng để cho thuê lại;
– Đối với đất được Nhà nước cho thuê thì được đầu tư xây dựng nhà ở để cho thuê; đầu tư xây dựng nhà, công trình xây dựng không phải là nhà ở để bán, cho thuê, cho thuê mua;
– Nhận chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản của chủ đầu tư để xây dựng nhà, công trình xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua;
– Đối với đất được Nhà nước giao thì được đầu tư xây dựng nhà ở để bán, cho thuê, cho thuê mua;


Như vậy, theo như quy định của pháp luật đã nói ở trên thì một cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài có thể đầu tư xây dựng công trình nhà ở là khu nghỉ dưỡng (resort) để cho thuê theo các hình thức nêu trên.
Hoạt động kinh doanh này được xếp vào ngành nghề dịch vụ lưu trú ngắn ngày (Mã ngành 5510) theo quy định của bảng hệ thống mã ngành của Việt Nam.


Đối với dịch vụ lưu trú ngắn ngày này, trường hợp là cá nhân trong nước đứng tên thành lập doanh nghiệp để kinh doanh dịch vụ này, thì đây là loại ngành nghề kinh doanh có điều kiện, cụ thể cơ sở kinh doanh phải có phương án bảo đảm an ninh, trật tự (điểm m, khoản 1 Điều 8 Nghị định Số: 96/2016/NĐ-CP) và cần phải đủ điều kiện về an toàn PC&CC theo quy định của pháp luật PC&CC (Khoản 3, Điều 7 Nghị định 96/2016/NĐ-CP).

Do vậy, cần phải tiến hành xin các Giấy phép: Giấy xác nhận đủ điều kiện về PC&CC và Giấy chứng nhận đủ điều kiện về ANTT.


1. Giấy xác nhận đủ điều kiện Phòng cháy, chữa cháy.

– Hồ sơ, thủ tục (Điều 48 Nghị định Số: 79/2014/NĐ-CP ):
+ Đơn đề nghị kiểm tra điều kiện về PC&CC (theo mẫu).
+ Bản cam kết thực hiện các nhiệm vụ đảm bảo an toàn PCCC (theo mẫu).
+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản photo có bản chính đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực).
+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở (bản photo có bản chính đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực).
+ Nếu nhà thuê thì nộp Hợp đồng thuê nhà hoặc Hợp đồng ủy quyền sử dụng nhà (bản photo có bản chính đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực).
+ Sơ đồ tổng thể mặt bằng kinh doanh.
+ CMND hoặc Hộ khẩu của chủ cơ sở (bản photo có bản chính đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực).
+ Hộ chiếu/thẻ cư trú của người nước ngoài thuê đối với nhà cho người nước ngoài thuê (bản photo có bản chính đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực).
+ Thống kê phương tiện, thiết bị PCCC đã được trang bị.
+ Hồ sơ, phương án chữa cháy đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (bản chính).
+ Thời gian: 03 ngày làm việc.
– Cơ quan có thẩm quyền: Trưởng phòng Cảnh sát Phòng cháy cấp quận, huyện.
– Lệ phí: Không có.


2. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về anh ninh, trật tự (Điều 19 Nghị định 96/2016/NĐ-CP).
– Hồ sơ:
+ Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh (Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).
+ Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
+ Bản sao hợp lệ tài liệu chứng minh bảo đảm an toàn về PC&CC đối với khu vực kinh doanh.
+ Bản khai lý lịch (Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này) kèm theo Phiếu lý lịch tư pháp hoặc Bản khai nhân sự (Mẫu số 02b tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này) của người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh.
– Cơ quan có thẩm quyền (điểm c, khoản 3 Điều 24 Nghị định 96/2016/NĐ-CP): Công an cấp huyện thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
– Thời hạn: Không quá 05 ngày làm việc.
– Phí, lệ phí: Không có
Trên đây là toàn bộ tư vấn của Công ty Luật AMI đối với nội dung thắc mắc của bạn. Chân thành cảm ơn.

Bài viết liên quan

Foxit PDF Editor Full Crack | Hướng Dẫn Tải Và Kích Hoạt Miễn Phí 2024 Hướng dẫn chi tiết Tải và Cài Đặt ProShow Producer 9 Full Crack dễ dàng & An Toàn [Bật mí]: làm web tại thủ đô Hà Nội ở đâu đáng tin tưởng nhất?