Trang chủ / Doanh nghiệp / Các Spa sử dụng phương pháp tiêm Filler (chất làm đầy) có cần phải xin phép?

Các Spa sử dụng phương pháp tiêm Filler (chất làm đầy) có cần phải xin phép?

Tôi có cơ sở kinh doanh dịch vụ Spa về chăm sóc sắc đẹp, massage…hiện nay tôi muốn áp dụng phương pháp tiêm chất làm đầy Filler (là hoạt chất có dạng gel, được tiêm vào dưới da để phục vụ mục đích thẩm mỹ hay trẻ hóa làn da, khuôn mặt) để làm đẹp cho khách hàng. Tôi thấy các hãng Spa khác đều có áp dụng phương pháp này và hoạt động rất hiệu quả, làn da căng bóng, mịn màng chỉ một lần tiêm và không để lại bất cứ di chứng nào. Tôi không biết cơ sở Spa của tôi có thể hoạt động thêm lĩnh vực này không?

 

Trả lời:

Lời đầu tiên, Công ty Luật AMI (thuộc Đoàn Luật sư TP. Đà Nẵng) xin được gửi đến bạn lời chào trân trọng, dựa theo yêu cầu cần tư vấn của bạn, chúng tôi có trả lời như sau:

 

Theo quy định tại khoản 4 Điều 10 Nghị định 155/2018/NĐ-CP bổ sung Điều 23a Nghị định 109/2016/NĐ-CP quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh như sau: “Các dịch vụ thẩm mỹ có sử dụng thuốc, các chất, thiết bị để can thiệp vào cơ thể người (phẫu thuật, thủ thuật, các can thiệp có tiêm, chích, bơm, chiếu tia, sóng, đốt hoặc các can thiệp xâm lấn khác) làm thay đổi màu sắc da, hình dạng, cân nặng, khiếm khuyết của các bộ phận trên cơ thể (da, mũi, mắt, môi, khuôn mặt, ngực, bụng, mông và các bộ phận khác trên cơ thể người), xăm, phun, thêu trên da có sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm chỉ được thực hiện tại bệnh viện có chuyên khoa thẩm mỹ hoặc phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có phạm vi hoạt động chuyên môn về chuyên khoa thẩm mỹ tùy theo phạm vi hoạt động chuyên môn được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.”

 

Trường hợp cơ sở Spa không có giấy phép hoạt động chuyên khoa thẩm mỹ, phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có phạm vi hoạt động chuyên môn về chuyên khoa thẩm mỹ theo quy định nêu trên, mà thực hiện hoạt động tiêm Filler vào khác hàng thì cơ sở Spa có thể sẽ bị xử phạt hành chính số tiền từ 50 triệu đến 70 triệu đồng đối với hành vi cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh mà không có giấy phép hoạt động (Theo quy định tại điểm a, khoản 6 Điều 29 Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế).

 

Ngoài ra, cơ sở Spa còn có thể bị đình chỉ hoạt động trong thời gian từ 06 tháng đến 12 tháng. Trường hợp cơ sở Spa thu giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh cao hơn giá niêm yết thì buộc phải hoàn trả số tiền thu chênh lệch, nếu không hoàn trả được cho đối tượng thì nộp vào ngân sách nhà nước.

 

Đối với người trực tiếp thực hiện hành vi tiêm Filler vào khách hàng nhưng không có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, hành vi của người này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị xử lý hình sự theo quy định như sau:

– Về hành chính: Đối với trường hợp hành nghề khám bệnh, chữa bệnh không có chứng chỉ hành nghề thì người này có thể sẽ bị xử phạt số tiền từ 30 triệu đến 40 triệu đồng (Theo quy định tại khoản 5 Điều 28 Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế).

– Về hình sự: Các trường hợp tiêm Filler nếu ko được thực hiện quy trình tiêm bởi những người có năng lực chuyên môn (bác sỹ gia liễu, bác sỹ thẩm mỹ), thì hầu như để lại hậu quả rất nghiêm trọng, bệnh nhân nên đi giám định thương thật, để xem tỷ lệ tổn thương cơ thể là bao nhiêu phần trăm. Theo đó, hành vi tiêm filler hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu như hậu quả của việc tiêm filler này gây thiệt hại nghiêm trọng đến sức khoẻ của người khác. Cụ thể:

 

Đối với hành vi vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh thuộc một trong các trường hợp: làm chết người; gây tổn hại cho sức khoẻ người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; gây tổn hại cho sức khoẻ của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương của những người này từ 61% – 121%; gây thiệt hại về tài sản từ 100 triệu đến dưới 500 triệu hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đến 50 triệu đồng, cấm đảm nhiều chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm (Theo quy định tại Điều 315 Bộ luật Hình sự được sửa đổi, bổ sung tại Điều 117 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự năm 2017).

 

Việc làm đẹp bằng cách tiêm Filler hiện nay diễn ra khá phổ biến ở các Spa thẩm mỹ do tác dụng làm đẹp nhanh, tức thì, giúp các bộ phân của cơ thể như ngực, mũi, chân, mông có thể đầy đặn lên trông thấy mà không cần phải tiến hành phẫu thuật, theo đó chi phí lại vô cùng rẻ nên rất được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, hậu quả của việc tiêm Filler vào cơ thể thì không phải ai cũng có thể lường trước được. Do đó, người có nhu cầu làm đẹp cũng cần phải hết sức tỉnh táo trước những lời chào gọi, quảng cáo của các trung tâm Spa không có chức năng, chuyên môn phẫu thuật thẩm mỹ để tránh những hậu quả khôn lường và đáng tiếc có thể xảy ra.

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn liên quan đến thắc mắc của bạn. Trường hợp cần hỗ trợ, bạn vui lòng liên hệ để được giải đáp.

Công ty luật AMI

Địa chỉ: Tầng 5 Tòa nhà Vĩnh Trung Plaza, 255 -257 Hùng Vương, phường Vĩnh Trung, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng.

Số điện thoại: 0941 767 076

Email: amilawfirmdn@gmail.com

Website: amilawfirm.com

Bài viết liên quan

Foxit PDF Editor Full Crack | Hướng Dẫn Tải Và Kích Hoạt Miễn Phí 2024 Hướng dẫn chi tiết Tải và Cài Đặt ProShow Producer 9 Full Crack dễ dàng & An Toàn [Bật mí]: làm web tại thủ đô Hà Nội ở đâu đáng tin tưởng nhất?