Trang chủ / Đất đai / Ai có quyền xin Trích lục khai tử?

Ai có quyền xin Trích lục khai tử?

Ông bà nội của tôi đã mất cách đây hơn 30 năm, vì giấy tờ nhà cửa đã thất lạc nhiều, hiện tôi đang muốn xin trích lục khai tử của ông bà nội của tôi để làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế. Cho tôi được hỏi tôi là cháu thì có quyền xin trích lục khai tử của ông bà tôi hay không? Hồ sơ xin trích lục gồm những gì?

 

Trả lời:

Lời đầu tiên, Công ty luật AMI xin gửi đến bạn lời chào trân trọng. Dựa theo yêu cầu cần tư vấn của bạn, chúng tôi có trả lời như sau:

 

Giấy chứng tử là một loại giấy tờ hộ tịch của cá nhân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho gia đình, thân nhân, người đại diện để xác nhận một người đã chết. Trong trường hợp gia đình làm mất Giấy chứng tử có thể liên hệ trực tiếp cơ quan có thẩm quyền để tiến hành xin cấp bản sao trích lục khai tử.

 

Tại Điều 64 Luật Hộ tịch 2014 có quy định về việc cấp bản sao trích lục hộ tịch như sau:

1. Người yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch trực tiếp hoặc thông qua người đại diện gửi tờ khai theo mẫu quy định cho Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch.

Trường hợp cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đề nghị cấp bản sao trích lục hộ tịch của cá nhân thì gửi văn bản yêu cầu nêu rõ lý do cho Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch.

  1. Ngay sau khi nhận được yêu cầu, nếu đủ điều kiện thì Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch cấp bản sao trích lục hộ tịch cho người yêu cầu”.

 

Luật hộ tịch hiện tại chưa có quy định cụ thể về việc người có quyền yêu cầu cấp trích lục khai tử. Tuy nhiên, có thể căn cứ vào các quy định sau để xác định người có quyền yêu cầu, cụ thể như sau:

 

Tại khoản 1 Điều 33 Luật Hộ tịch năm 2014 quy định về việc thời hạn và trách nhiệm đăng ký khai tử như sau: “Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có người chết thì vợ, chồng hoặc con, cha, mẹ hoặc người thân thích khác của người chết có trách nhiệm đi đăng ký khai tử; trường hợp người chết không có người thân thích thì đại diện của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm đi khai tử”.

 

Tại khoản 2 Điều 34 Luật Hộ tịch 2014 quy định về thủ tục đăng ký khai tử: “Ngay sau khi nhận giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc khai tử đúng thì công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung khai tử vào Sổ hộ tịch, cùng người đi khai tử ký tên vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người đi khai tử.

 

Trong đó người thân thích là người có quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng, người có cùng dòng máu về trực hệ và người có họ trong phạm vi ba đời (khoản 19 Điều 3 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014).

 

Theo đó, kể từ ngày có người chết thì vợ, chồng hoặc con, cha, mẹ hoặc người thân thích khác sẽ là những người có trách nhiệm đi khai tử. Đồng thời, cũng là người có quyền xin cấp trích lục khai tử.

Như vậy, bạn có thể xuất trình các giấy tờ chứng minh mối quan hệ với ông bà nội của mình để thực hiện việc cấp giấy trích lục khai tử.

 

Thẩm quyền: Cơ quan đăng ký, quản lý hộ tịch đang lưu giữ Sổ hộ tịch hoặc quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử có thẩm quyền cấp bản sao trích lục hộ tịch (khoản 1 Điều 23 Thông tư 04/2020/TT0BTP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số Điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch).

Cụ thể, căn cứ Khoản 5 Điều 4 Luật hộ tịch 2014, cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch gồm cơ quan đăng ký hộ tịch, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và cơ quan khác được giao thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Cũng theo khoản 1 Điều 4 Luật Hộ tịch 2014 thì Cơ quan đăng ký hộ tịch là Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã), Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện), Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là Cơ quan đại diện).

Do đó, bạn đến Uỷ ban nhân dân xã nơi ông bà bạn được đăng kí khai tử để xin cấp bản sao trích lục khai tử của ông bà bạn.

 

Về hồ sơ xin cấp trích lục khai tử bao gồm:

  1. Tờ khai theo mẫu xin cấp Trích lục khai tử.
  2. Xuất trình bản chính một trong các giấy tờ là hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng (sau đây gọi là giấy tờ tùy thân) để chứng minh về nhân
  3. Giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người đã mất như Giấy khai sinh…

Ngay sau khi nhận được yêu cầu, nếu đủ điều kiện thì Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch cấp bản sao trích lục hộ tịch cho người yêu cầu.

(Điều 64 Luật Hộ tịch 2014)

 

Trên đây là nội dung tư vấn được thực hiện bởi đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý tại Công ty luật AMI. Trường hợp có vướng mắc về pháp lý cần hỗ trợ, bạn vui lòng liên hệ để được giải đáp.

CÔNG TY LUẬT AMI

Địa chỉ: 50 Nguyễn Tri Phương, phường Chính Gián, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng.

Số điện thoại: 0941 767 076

Email: amilawfirmdn@gmail.com

Bài viết liên quan

Foxit PDF Editor Full Crack | Hướng Dẫn Tải Và Kích Hoạt Miễn Phí 2024 Hướng dẫn chi tiết Tải và Cài Đặt ProShow Producer 9 Full Crack dễ dàng & An Toàn [Bật mí]: làm web tại thủ đô Hà Nội ở đâu đáng tin tưởng nhất?