Trang chủ / Đất đai / Những tranh chấp đất đai nào phải hoà giải mới được tiến hành khởi kiện

Những tranh chấp đất đai nào phải hoà giải mới được tiến hành khởi kiện

Tôi và hàng xóm có tranh chấp về quyền sử dụng đất đối với thửa đất liền kề nhà tôi, tôi có tiến hành khởi kiện tại Toà án thì Toà án trả lời tôi rằng do tranh chấp của tôi là tranh chấp đất đai nên buộc phải hoà giải tại UBND xã phường thì mới đủ điều kiện để tiến hành khởi kiện. Vậy Toà án trả lời tôi như vậy có đúng hay không?

 

Trả lời:

Lời đầu tiên, Công ty Luật AMI (thuộc Đoàn Luật sư TP. Đà Nẵng) xin được gửi đến bạn lời chào trân trọng, dựa theo yêu cầu cần tư vấn của bạn, chúng tôi có trả lời như sau:

 

Theo khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013 quy định: Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.

 

Tại khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP hướng dẫn một số quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 về trả lại đơn khởi kiện, quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án quy định: Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hoà giải tại Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật Đất đai năm 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện”.

 

Như vậy, đối với các tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất bắt buộc phải hoà giải tại Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp thì mới có đủ điều kiện để tiến hành khởi kiện tại Toà án. Do vậy, bạn và hàng xóm của bạn đang tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất đối với thửa đất liền kề thì bạn phải tiến hành thủ tục hoà giải tại xã, phường trước khi nộp đơn khởi kiện đến Toà án nhân dân có thẩm quyền.

 

Các tranh chấp khác như tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất; Tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất; Tranh chấp chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất…thì không phải thực hiện thủ tục hoà giải tại Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp.

 

Việc hoà giải tại UBND xã phường được thực hiện theo quy định tại Điều 202 Luật Đất đai năm 2013 quy định về việc hoà giải tranh chấp đất đai như sau:

1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.”

 

Việc tổ chức cuộc họp hoà giải có sự tham gia của các bên tranh chấp, thành viên Hội đồng hoà giải tranh chấp đất đai và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Việc hoà giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt. Trường hợp một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì được coi là việc hoà giải không thành.

 

Thời gian thực hiện thủ tục hoà giải tranh chấp đất đai, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai:

– Giải quyết tranh chấp đất đai là không quá 45 ngày.

– Giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp huyện là không quá 45 ngày.

– Giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường là không quá 90 ngày.

(Theo quy định tại khoản 3 Điều 61 Nghị định 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP).

 

Tranh chấp đất đai đã được hoà giải tại UBND cấp xã mà không thành thì được giải quyết theo quy định tại Điều 203 Luật Đất đai năm 2013 như sau:

– Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết.

– Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

+ Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này.

+ Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;

 

Như vậy, mọi tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất đều phải bắt buộc hòa giải tại UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp, nếu không hòa giải tại UBND cấp xã thì sẽ không được quyền khởi kiện tại tòa án hoặc yêu cầu Chủ tịch UBND cấp tỉnh, cấp huyện giải quyết.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn liên quan đến thắc mắc của bạn. Trường hợp cần hỗ trợ, bạn vui lòng liên hệ để được giải đáp.

Công ty luật AMI

Địa chỉ: Tầng 5 Tòa nhà Vĩnh Trung Plaza, 255 -257 Hùng Vương, phường Vĩnh Trung, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng.

Số điện thoại: 0941 767 076

Email: amilawfirmdn@gmail.com

Website: amilawfirm.com

Bài viết liên quan

Foxit PDF Editor Full Crack | Hướng Dẫn Tải Và Kích Hoạt Miễn Phí 2024 Hướng dẫn chi tiết Tải và Cài Đặt ProShow Producer 9 Full Crack dễ dàng & An Toàn [Bật mí]: làm web tại thủ đô Hà Nội ở đâu đáng tin tưởng nhất?