Với việc hội nhập quốc tế mạnh mẽ và rộng khắp trên thế giới, các giao lưu dân sự, thương mại, đi lại di chuyển xuyên quốc gia của các cơ quan, tổ chức, cá nhân các nước khác nhau ngày càng phổ biến. Trong bối cảnh đó, nhiều vụ việc dân sự, kinh tế, thương mại, hình sự, hành chính có yếu tố nước ngoài phát sinh. Khi cơ quan có thẩm quyền của một nước giải quyết các vụ việc này không chỉ căn cứ vào pháp luật quốc gia, không thể tự mình thực hiện toàn bộ các hoạt động tố tụng mà còn cần sự hỗ trợ, phối hợp của cơ quan thẩm quyền nước ngoài trong quá trình tiến hành một số hành vi tố tụng vượt ngoài lãnh thổ thông qua hoạt động tương trợ tư pháp.
Cơ sở pháp lý đầu tiên để thực hiện tương trợ tư pháp là điều ước quốc tế giữa các nước và pháp luật của các nước có liên quan về tương trợ tư pháp. Nếu không có điều ước quốc tế thì việc tương trợ tư pháp thực hiện theo pháp luật của nước được yêu cầu, chủ yếu trên nguyên tắc có đi có lại. Trong lĩnh vực dân sự, trên cơ sở quy định pháp luật trong nước, các điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp mà Việt Nam đã ký kết và thực tiễn tương trợ tư pháp với các nước có thể thấy tương trợ tư pháp về dân sự tại Việt Nam được hiểu là việc các cơ quan có thẩm quyền của các nước hỗ trợ nhau trong thực hiện các hành vi tố tụng riêng biệt trong lĩnh vực dân sự. Để thực hiện tương trợ tư pháp, các cơ quan có thẩm quyền sẽ đưa ra yêu cầu bằng văn bản gọi là ủy thác tư pháp.
Hiện nay, Việt Nam đã ký kết 17 Hiệp định/Thỏa thuận song phương về tương trợ tư pháp (Hiệp định) trong lĩnh vực tương trợ tư pháp về dân sự với các quốc gia/vùng lãnh thổ và gia nhập Công ước Tống đạt với 72 thành viên trong đó có hầu hết các nước mà Việt Nam có nhiều nhu cầu tống đạt giấy tờ như Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Úc, Nhật Bản, Canada…
Mục đích xây dựng Sổ tay là nhằm: (i) hướng dẫn nghiệp vụ thực hiện UTTP về dân sự tại Việt Nam đảm bảo phù hợp với điều ước quốc tế và pháp luật Việt Nam có liên quan; (ii) nâng cao hiệu quả hoạt động TTTP, đáp ứng yêu cầu của cam kết quốc tế và tố tụng trong nước; (iii) bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan trong quan hệ dân sự, thương mại nhằm thúc đẩy phát triển quan hệ dân sự thương mại và hội nhập quốc tế.
Tải về Sổ tay hướng dẫn ủy thác tư pháp về dân sự:
Bản xem trước
(Click vào nút điều hướng ở góc trái khung để chuyển trang)
so-tay-huong-dan-uy-thac-tu-phap-ve-dan-su-5
Nguồn: Bộ tư pháp
Số điện thoại: 0941 767 076
Email: amilawfirmdn@gmail.com
Website: amilawfirm.com