Trang chủ / Tin tức / BẠO HÀNH TRẺ EM TRONG MÁI ẤM TÌNH THƯƠNG, XỬ PHẠT THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT NHƯ THẾ NÀO?

BẠO HÀNH TRẺ EM TRONG MÁI ẤM TÌNH THƯƠNG, XỬ PHẠT THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT NHƯ THẾ NÀO?

Người có hành hành vi bạo hành trẻ em trong mái ấm tình thương có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm khi gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của trẻ em.
Cụ thể, các cá nhân/ tổ chức này có thể bị truy tố theo các tội danh như sau:

(1)  Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác đối với người dưới 16 tuổi theo Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015:

📍 tỷ lệ tổn thương cơ thể dưới 11%
➡ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm;
 
📍trường hợp tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11-30% ➡ bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm;
 
📍 tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%
➡ bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.
 
📍 Trường hợp nếu gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; hoặc Gây thương tích vào vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên
➡ bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân

(2)  Hoặc có thể bị khởi tố về tội “hành hạ người khác” : đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình đối với người dưới 16 tuổi (Điều 140 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi điểm e khoản 2 Điều 2 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017)

➡ Phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.
 
Như vậy, người có hành vi bạo hành trẻ em trong mái ấm tình thương là hành vi vi phạm pháp luật và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, tùy thuộc vào mức độ và tính chất của hành vi phạm tội.
 

Nếu không có đủ dấu hiệu tội phạm để truy tố theo Bộ luật hình sự, các hành vi bạo lực đối với trẻ em có thể bị sử phạt hành chính theo quy định tại Điều 22 Nghị định 130/2021/NĐ-CP cụ thể như sau:

Vi phạm quy định về cấm bạo lực với trẻ em:

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi ” Gây tổn hại về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, lăng mạ, chửi mắng, đe dọa, cách ly ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em”…

Đồng thời phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho trẻ em đối với hành vi vi phạm ;
b) Buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe trẻ em đối với hành vi vi phạm.

Bài viết liên quan